Cần cảnh tỉnh các em về tác hại của game

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tôi chỉ đồng tình một phần ý kiến bạn Duy Linh . Lỗi ở phụ huynh nhưng không phải tất cả. Bạn có may mắn khi cha mẹ phát hiện kịp thời và khắc phục được. Thế nhưng nếu một người xa nhà và không bản lĩnh thì họ cũng sẽ bị đắm chìm trong thế giới ảo đó.

Tôi nghĩ người qua 1‌8 tuổ‌i nên nhìn rõ ràng về cái lợi, cái hại của việc chơi game, nên tỉnh táo nhận ra họ đã tốn thời gian vô ích. Tôi có một người bạn đi làm toàn chơi game (dân IT), chơi riết không hoàn thành công việc và hậu quả bị buộc thôi việc.

Game online là một công cụ giải trí không phải là đời thực, người chơi phải nhìn nhận đúng để không bị đắm chìm và chạy trốn trong thế giới ảo thì mới biết lượng sức nên chơi bao nhiêu trong ngày là vừa.

Bản thân tôi thiết nghĩ gamer nghiện ở độ tuổi trưởng thành hầu hết là kẻ thất bại trong đời thường, họ không bản lĩnh, không thành công, không danh vọng nên tự an ủi bản thân và cố tìm kiếm chỗ đứng ảo. Phải chăng cần cảnh tỉnh, nếu gia đình và cơ quan không can thiệp được.

Mikko Tran

Chơi game không có gì là xấu cả nó là môn giải trí của cả thế giới, nó còn có lợi hàng trăm lần các trò chơi như đua xe lạng lách, hút xách ma tuý... và giới trẻ không ngoài chơi game giải trí thì không có một thứ gì khác để chơi. Thử hỏi ở các thành phố hè đến có gì để chơi để giải trí, công viên thì hiếm hoi, nhà văn hoá quận huyện hầu như không có, nếu có cũng kinh doanh, đi lại ngoài đường tai nạn giao thông nguy hiểm, thà để cho con cái chơi game mà an toàn.

Le Tao

Tôi không phải là người nghiện game, nhưng đã từng chơi rất nhiều tựa game trong nước (VLTK, Phong Thần, CĐTL, Boom, PTV, Gunbound...) và của nước ngoài (EQ2, WOW, FF XI, Guild Wars...). Tôi cũng từng là một người chơi game thuê cho người nước ngoài hơn một năm. Mặc dù tôi chơi game rất nhiều nhưng tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhu cầu của công việc và khi hết giờ tôi lại trở về với cuộc sống, gia đình, bạn bè...

Lúc cần chơi game để giải trí tôi cũng thường không tốn quá 3 giờ, mặc dù tôi có thể chơi liên tục 8 tiếng/ngày khi đi làm. Có thể nhiều người nghĩ do tôi chơi quá nhiều nên chán, nhưng thực tế là cũng có tựa game khiến tôi rất thích. Tôi luôn muốn chơi game khi cần giải trí.

Nhiều người chơi game đặt mục tiêu thăng cấp nhân vật của mình quá cao trong game mà quên mất mục tiêu cộng đồng (một đặc thù của game online). Bạn có thể có một nhân vật cực mạnh với đồ cực "khủng" nhưng nếu bạn dùng nó để ra vẻ ta đây hay đi ức hiế‌p kẻ yếu thì bạn cũng chỉ là kẻ cô độc, đáng ghét trong mắt người khác.

Game online cho phép tạo nên những bang hội mà ở đó người chơi có thể cùng nhau chia sẻ nhiều thứ từ những vật phẩm ảo trong game, kinh nghiệm chơi game, cho đến những vấn đề trong đời sống ngày thường. Chính vì vậy, có những game thủ khi đăng nhập nhân vật vào trong game là chỉ muốn trò chuyện với bằng hữu chứ không cần cày cuốc gì, khi đó game mới là giải trí. Ý nghĩa cộng đồng của game thực sự thăng hoa khi nhiều bang hội đã chung tay làm từ thiện, đóng góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, hay như những buổi offline để anh em bang giao có cơ hội trò chuyện, tâm sự với nhau.

Nhờ chơi game nhiều mà tôi có nhận ra một điều: những người nghiện game một cách cuồng tín, không kiểm soát được giờ giấc chỉ là một phần nhỏ trong hàng triệu game thủ trực tuyến. Vì vậy, chúng ta đừng vội vàng gán tội cho bất cứ game nào mà phải xét lại bản thân người đó. Họ nghiện game là do đâu? Do họ chưa hiểu rõ được khía cạnh giải trí của game? Do họ không có kênh giải trí nào khác ngoài việc chơi game? Hay do gia đình bỏ rơi, không quan tâm đến họ?... Mọi sự việc đều có nguyên nhân của nó. Và tôi nghĩ, nếu ta biết được nguyên nhân của việc nghiện game thì chắc chắn sẽ có cách giải quyết việc này.

Nguyễn Văn Tính

Đọc qua bài báo trên tôi rất hiểu và đồng cảm, đồng thời cảm phục người bạn đã can đảm phát biểu ý kiến của mình. Nhà tôi cũng có những đứa cháu chỉ mới 3 đến 7 tuổi nhưng đều biết chơi game và rất ham. Mỗi chiều đi học về chúng thay phiên nhau chơi. Đứa cháu 5 tuổi trước đây khi chưa biết chơi game ra nhà nội phụ lau bàn tủ, quét nhà và rất vui vẻ. Nhưng từ khi ham chơi game cháu trở nên nóng nảy hơn, nhất là khi có ai ngăn không cho cháu chơi. Bản thân tôi mới biết chơi những trò chơi đơn giản, nhưng khi ngồi vào chơi là tới 12 giờ khuya, nếu má tôi không la kêu tôi đi ngủ thì tôi cũng ngồi chơi hoài vậy đó!

Theo thời cuộc bây giờ, cha mẹ đều phải đi làm để kiếm sống, đâu phải ai cũng lo cho con mình được. Vì vậy tôi ao ước nhà cung cấp có quy định trên toàn quốc mỗi người ấn vân tay và chỉ được chơi game một giờ/ ngày, máy thấy dấu vân tay đã chơi rồi thì qua 24 giờ sau mới cho chơi tiếp. Có như vậy mới hạn chế được! Tôi không có khả năng làm điều này nhưng đây thực sự là ước mơ chung của mỗi phụ huynh có con em bị nghiện game.

Trần thị Phương Thanh

Tôi đã tốt nghiệp đại học và đang ở trọ chung với các em sinh viên. Trong đó có 2 em rất nghiện game, luôn thức suốt đêm để chơi game và ngủ vào ban ngày. Và hình như cách sinh hoạt ngày ngủ đêm thức đã trở thành thói quen của 2 em này. Hầu như hai em chỉ chơi game, không đến lớp, không học bài, sinh hoạt thất thường, gương mặt lúc nào cũng đờ đẫn. Đối với những trường hợp như hai em này thì lỗi không thể nằm ở bố mẹ quản lý không chặt, vì bố mẹ có quản được nữa đâu, cũng không phải do nhà quản lý hay do xã hội, mà lỗi chính là ở tự bản thân họ. Họ đã trưởng thành, đã đặt một chân vào ngưỡng cửa cuộc đời, chính bản thân họ phải ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với xã hội. Họ không tự ý thức được những gì mình đang có và từng ngày từng ngay đánh đổi nó bằng trò chơi vô bổ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật