Chúng ta đã làm gì cho nông dân?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
(Phản hồi bài “ Người nông dân gửi thư cho Thủ tướng) Thư bác Lam viết cô đọng, chân thành mà như thấu hết tình cảnh và những bức xúc của nông dân khắp mọi miền từ Nam ra Bắc, của 80% dân số cả nước.
Chúng ta đã làm gì cho nông dân?
Nông dân huyện Gò Công (Tiền Giang) cắt bỏ cánh đồng lúa chết cháy do hạn hán trong năm 2007 - Ảnh: N.C.T

Những gì chúng ta đã dành cho, làm cho nông dân, nông thôn như vậy là không thỏa đáng, thậm chí tồn tại nhiều bất công.

Điều tra của Ủy ban Kinh tế và xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) của Liên Hiệp Quốc cho thấy tình trạng đói nghèo kéo dài và mất công bằng ngày càng nghiêm trọng ở châu Á - Thái Bình Dương là hậu quả của sự sao nhãng với nông nghiệp, nông dân. Trong 10 năm qua, các nền kinh tế ở khu vực này đã có tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm lên tới 7%. Thế nhưng, tại đây lại có tới 641 triệu người thuộc diện cùng cực nhất thế giới, chiếm gần 2/3 số người nghèo khổ toàn cầu. Thống kê còn cho biết hiện có tới 97 triệu trẻ em suy dinh dưỡng, 4 triệu trẻ em bị chết trước 5 tuổi, khoảng 566 triệu người ở nông thôn không được sử dụng nước sạch và 1/3 số nông dân chưa được tiếp cận các tiêu chuẩn vệ sinh cơ bản.

VN chưa có nhiều số liệu thống kê như vậy được công bố. Tuy vậy cảnh ngộ nông thôn, nông dân của ta hiện tại ra sao, ai trong chúng ta dám nói là không hay biết gì?

Có thể nói đây là sự thờ ơ lớn nhất của chúng ta khi hàng chục triệu nông dân tháng ngày lao động cùng cực mà cứ phải chạy nợ quanh năm, khi không ít kẻ phất lên phô trương sự giàu có nhờ vào mua rẻ bán đắt từ sản phẩm đến đất đai ruộng vườn của nông dân.

VÕ NGỌC ĐỨC

+ Tôi đã khóc khi đọc thư của bác Lam gửi Thủ tướng. Những gì bác Lam viết trong thư là sự thật ở quê tôi - Bến Tre. Ở quê tôi, nông dân là người khổ nhất. Đó là nghịch lý. Người làm ra của cải cho xã hội lại nghèo rớt mồng tơi, đau bệnh không có tiền trị, con cái thất học, nhà cửa xơ xác...

Tôi đề nghị Nhà nước nên có chính sách bảo hộ cấp bách để nông dân có cuộc sống tốt hơn, đừng để họ trở thành bần cố nông.

MINH TRÍ ( ' ); do*****ent.write( addy31739 ); do*****ent.write( '' ); //-->n vans55cd@... ' ); //--> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ' ); //--> )

+ Gia đình tôi mấy đời nay đều làm ruộng. Nhờ hạt lúa mà tôi được lớn lên, ăn học rồi trở thành kỹ sư làm việc trong cơ quan nhà nước, nhưng gia đình tôi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo! Cha mẹ tôi làm ruộng mà kiếm miếng ăn no đủ cho gia đình khó quá! Tiền vay ngân hàng để đầu tư sản xuất là món nợ rất nặng nề với gia đình tôi.

Trước đây, tôi cứ nghĩ sau khi ra trường có thể giúp chút gì đó cho gia đình thoát nghèo. Thế nhưng, thật buồn là sau năm năm ra trường và đi làm với đồng lương công chức, tôi đã không thể giúp được gì cho gia đình cả!

' ); do*****ent.write( addy96063 ); do*****ent.write( '' ); //-->n nguyenanbinh@... ' ); //--> Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó ' ); //-->

+ Đọc thư của nông dân Lê Văn Lam gửi Thủ tướng mà thấy xót xa quá! Chúng ta (và kể cả những người làm chính sách) hầu hết đều từ nông thôn mà ra, nhưng khi các chính sách về nông thôn được ban ra đã không đem lại lợi ích cho nông dân? Thậm chí một số chính sách còn đẩy nông dân vào cảnh khó khăn hơn. Nhiều chủ trương giải tỏa đất nông nghiệp khiến người dân trắng tay!

Chúng ta vẫn tự hào là quốc gia xuất khẩu gạo vào hàng đầu thế giới. Nhưng xem ra nông dân không được gì mà người hưởng lợi nhiều nhất chính là các doanh nghiệp. "Họ làm ruộng cấy lúa trên lưng nông dân chúng tôi, nông dân mấy chục năm làm lúa cũng chỉ đủ ăn là mừng, trong khi các doanh nghiệp ngồi mát mà ăn tiền tỉ”, các nhà làm chính sách có nghĩ gì về điều ông Lam nói trên không?

TRƯƠNG ĐỨC CẢNH (Q.Tân Bình, TP.HCM)

Biết than thở với ai?

Tôi thật sự xúc động khi đọc bài trả lời phỏng vấn của anh Lam nói trên và tôi cũng cùng chung suy nghĩ với anh Lam. Bản thân tôi là một nông dân, mỗi mùa vụ đều phải mua chịu phân bón và thuốc trừ sâu với lãi suất khá cao (10%) do không đủ vốn để đầu tư. Đến khi thu hoạch lúa, thương lái mua với giá bao nhiêu thì bán bấy nhiêu và lo bán để trả nợ, chứ không hề có điều kiện trữ lúa chờ giá tăng. Thế nhưng, bấy lâu nay tôi cũng chỉ biết cam chịu chứ không biết than thở với ai! Nay anh Lam nói ra, tôi cảm thấy vơi bớt phần nào vì đây cũng chính là tâm sự của nông dân chúng tôi. Thiết mong Chính phủ có chính sách hỗ trợ để nông dân chúng tôi thoát nghèo và có khả năng nuôi con em ăn học đàng hoàng. Đây là điều mà nông dân chúng tôi luôn mơ ước.

Ở quê tôi, có nhiều người bỏ ruộng đi làm thuê. Hạnh phúc của chúng tôi là khi được sống với đồng ruộng, có cuộc sống đầy đủ hơn, không còn phải ở nhà tranh vách đất và ăn bữa cơm chỉ có mỗi món rau luộc.

Nguyễn Văn Tấn

Tôi hiểu rõ nông dân đã bị "móc túi"!

Đọc thư của bác Lam gửi Thủ tướng tôi không khỏi chạnh lòng nghĩ về người nông dân quê tôi và gia đình tôi. Ở đây tôi không muốn nói thêm về nỗi cơ cực làm ra hạt gạo của người nông dân, tôi chỉ muốn nói về điều trớ trêu làm khổ nông dân hiện nay. Đó là khi nông dân làm ra hạt lúa thì thương lái định giá thu mua theo kiểu chèn ép, nhưng khi nông dân muốn đi mua bất cứ thứ gì từ người khác lại phải chịu cảnh bị người ta áp giá!

Là người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hóa chất nhiều năm, tôi hiểu nông dân đã bị "móc túi" đến cỡ nào khi phải mua thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật với giá gấp ba, bốn lần giá trị thực của nó. Nếu là người trong ngành chắc ai cũng hiểu lĩnh vực kinh doanh thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm ngành siêu lợi nhuận. Chính phủ và những người có trách nhiệm có biết chuyện này không? Tôi tha thiết đề nghị Chính phủ nên quan tâm đến vấn đề này để gỡ bớt gánh nặng cho nông dân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật