Chuyện hồi sinh vẻ đẹp của một cô gái “làn‌ּg chơ‌ּi“

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhìn Thủy cười rạng rỡ khi đùa vui với các em bé tật nguyền, không ai nghĩ đằng sau tuổi 20 của cô lại là quá khứ buồn thảm đến vậy. Cô đã từng là nạn nhân của bọn buôn người để làm gái mại dâm năm vừa tròn 12 tuổi.
Chuyện hồi sinh vẻ đẹp của một cô gái “làn‌ּg chơ‌ּi“
Thủy tiếp cận cộng đồng tại hồ Thiền Quang

Mẹ mất khi Thủy 10 tháng tuổi. Bố lấy vợ lẽ. Anh trai hận gia đình bỏ nhà đi bụi rồi nghiện ma túy nặng. Năm 1996, trong một lần chở gạch, bố lại bị tai nạn nát xương đùi nằm hôn mê trong bệnh viện. Mẹ kế mới sinh em bé được 3 tháng cũng thất nghiệp nằm nhà.

Trong ký ức của Thủy vẫn hằn sâu buổi chiều tháng 10 năm đó: Một cô tên Lan xưng là bạn học mẹ đẻ Thủy đến nhà chơi và khuyên răn đứa trẻ 11 tuổi đi làm kiếm tiền giúp bố chữa bệnh. “Cô ấy nói lên Lạng Sơn bán hàng cho em gái cô, được nuôi ăn ở, mỗi tháng lại có 500 nghìn gửi về gia đình. Vì thương bố, tôi đã gật đầu đồng ý.

Đưa tôi đến bến xe Tân Thanh, bà ấy bảo: "Vào chợ Tân Thanh phải có giấy tờ tuỳ thân nên cháu đi theo chú này làm giấy tạm trú". Bà ấy còn mua cho tôi bánh mỳ patê ăn cho đỡ đói. Không hiểu sao ăn xong tôi thấy buồn ngủ kinh khủng. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình nằm trong căn phòng cót ẩm ướt, ngoài cửa các chị em phấn son lòe loẹt ồn ào qua lại. Chị Gấm, người đầu tiên tôi gặp lạnh lùng thông báo: "Em đang ở nhà A19 - phố Pò Chài- Tân Thanh- Trung Quốc. Nếu không có 10 triệu bằng giá bà chủ mua để chuộc lại, từ nay em sẽ bắt đầu cuộc đời làm điếm.”

Pò Chài là một thị trấn nhỏ nằm trọn trong thung lũng Tân Thanh, bao quanh bởi những cánh rừng, ngọn núi âm u, bí hiểm. Chốn ăn chơi nhộn nhịp, tấp nập nhất thị trấn là khu phố gái, chia làm hai dãy chạy từ A1-A36; B1-B36. Các cô gái ăn mặc, trang điểm loè loẹt ngồi dọc hai hè phố vẫy tay mời chào khách. Tổng cộng hàng trăm nhà chứa tại Pò Chài và Bằng Tường là hàng nghìn gái mại dâm, chủ yếu đến từ Việt Nam.

Sau tuần đầu tiên ốm liệt giường, Thủy được đưa đến khách sạn Kim Lợi để học những bài đầu tiên của nghề làm điếm. Tại đây, cô và nhiều bé gái trẻ khác được chứng kiến cảnh đánh đập đến chết một cô gái trẻ vì ương bướng không chịu đi khách. Cái chết bi thảm của cô gái này là một sự răn đe các cô gái khác: nếu không chịu đi khách sẽ bị đánh đập đến chết, xác bị bó vào chiếu rồi vứt lên rừng làm mồi cho hoang thú.

Lần đầu tiên bán trinh của Thủy có giá 3000 tệ (5 triệu đồng Việt Nam) cho một người Trung Quốc hơn 50 tuổi, tên Alọt. Lúc ấy, cô vừa tròn 12 tuổi, nặng 36 cân, ngực phẳng lỳ, gày gò, đen đúa. Quá sợ hãi và đau đớn, cô bé chui vào gậm giường trốn khách. Nhà chủ lại lôi ra trói vào cột, hết đánh bằng dây điện lại lấy chày tròn thúc liên tục vào bụng dưới. Mỗi nhát roi dập xuống, c‌ơ th‌ể lại quằn lên đau đớn, chiếc váy đỏ tả tơi những vết rách hoà lẫn cùng vết máu. Sau trận đòn chí tử đó, Thủy nhắm mắt buông xuôi theo số phận.

Trung bình một ngày cô tiếp khoảng 10 khách, đông hơn thì 20 khách với giá đi nhanh là 100 tệ, qua đêm là 200-300 tệ. Cao điểm vào mùa chọi gà, khách đông cô phải đi 40 khách/ngày. Mỗi lần 15 phút, bảo kê bấm giờ nếu chậm hơn thời gian đó sẽ bị lôi xuống đánh đập. Suốt 1 tháng chọi gà đó, cô không còn cảm giác là một con người. Mỗi lần quay vòng, chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt, ngất liên tục. Ngất xong, bảo kê đưa ra phòng khám truyền nước 30 phút rồi lại cõng về làm tiếp. Cứ như vậy suốt 4 năm nhà chứa Pò Chài như con quỷ khát máu hút đến cùng kiệt những giọt máu cuối cùng trong c‌ơ th‌ể người con gái thanh xuân.

Năm 16 tuổi, khi đã thân tàn ma dại, may sao cô lại “tán” được một người Trung Quốc để anh này cứu cô ra nhà chứa với giá 1 vạn tệ và 3 cây vàng. Đổi lại, cô phải theo anh về Tứ Xuyên làm vợ và làm ruộng giúp gia đình anh. Ngày cuối cùng ở Pò Chài, Thủy cạy viên gạch dưới tủ quần áo lấy ra 1000 tệ (1,8 triệu đồng Việt Nam) cô tích cóp được sau những lần đi khách bằng cách giấu sâu trong âm đạo.

“Đời làm dâu xứ người cũng chẳng hơn đời làm gái, được mỗi điều là chỉ phải phục vụ một người đàn ông.” - Thủy tâm sự. Một ngày của cô bắt đầu trước 4 giờ sáng và kết thúc sau 7 giờ tối, hết nhổ cỏ, trồng lúa, gánh thóc lại quần quật hái hoa quả. Có thai đến tháng thứ 8 vẫn phải lên nương gánh thóc ngã xoành xoạ‌ּch. Đẻ đứa con chưa đầy ngày đã bị gia đình chồng bắt sang phòng khác cho nuôi bằng sữa bột vì sợ sữa cô có bệnh.

Cho đến khi nó đầy 3 tuổi, Thủy chưa một lần được ôm con ngủ, chỉ dám đứng xa ngắm con chơi dưới sân. "Khi sinh nó, em thấy cuộc đời như được hồi sinh. Nào ngờ mẹ con bị chia rẽ, lòng em đau như đứt từng khúc ruột". May thay, thấy vợ suốt ngày khóc lóc, ủ ê, cô được nhà chồng cho về Việt Nam với điều kiện phải để đứa con ở lại.

Tháng 11.2005, cô về Việt Nam. Bố vẫn tàn phế ngồi xe lăn, anh trai vào tù, mẹ kế bán nước nuôi hai đứa em nhỏ. Chán đời, cô quay lại làm gái nhà hàng lấy tiền uống rượu để được chìm đắm trong những cơn say bất tận. Một lần say rượu ngất trên cầu Long Biên, Thủy được chị Thảo nhân viên tiếp cận Trung tâm Sức khỏe phụ nữ đưa về chăm sóc. Sau đó, chị Thảo đăng ký cho cô thi phỏng vấn và trúng tuyển làm nhân viên tiếp cận Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Hà Nội.

Công việc của cô là đến các quán cà phê, nhà hàng... vận động chị em đi khám phụ khoa, xét nghiệm AIDS và tham gia sinh hoạt cộng đồng. “Tháng lương đầu tiên 700.000 đồng em đem về đưa bố, bố em đã khóc và nói: Con gái bố giờ đã làm người rồi. Em cũng khóc vì để cầm được những đồng tiền lương thiện này, em đã phải trả giá bằng cả tuổi 20 của mình”

Khi tôi viết bài báo này, em bảo chị cứ đưa cả ảnh và địa chỉ của em lên. Em muốn nói với hàng nghìn phụ nữ khác đang có ý định đi nước ngoài để đổi đời hoặc đang bị dụ dỗ, hứa hẹn: Cuộc đời của một nạn nhân nạn buôn người là như thế này đấy. Chị em phải cảnh giác, đừng nghĩ đồng tiền kiếm được dễ dàng mà không phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật