Đồng phục áo dài... làm khổ sinh viên?

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên chi đoàn khoa Xã hội và Nhân văn ĐH DL Phú Xuân đã đưa ra sáng kiến để cho sinh viên nữ được lấy áo dài làm đồng phục đến trường mỗi ngày thứ 2 đầu tuần. Xung quanh vấn đề này, các bạn sinh viên (SV) còn rất đắn đo...
Đồng phục áo dài... làm khổ sinh viên?
Đồng phục áo dài cho sinh viên là rất đẹp, tuy nhiên có những lúc điều kiện tự nhiên lại không thích hợp
ngành Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Du lịch, Văn hóa Du lịch. Không riêng nữ, mà các bạn nam sinh cũng phải có đồng phục riêng: áo sơ mi, quần tây, thắt cà vạt.

Từ sau 8 - 3 - 2008, quy định trên đã được phổ biến rộng rãi trong toàn khoa, cũng như liên chi đoàn khoa đã thành lập một tổ "cờ đỏ" giám sát việc thực hiện quy định này. Sinh viên nào thuộc lớp nào vi phạm sẽ bị ghi danh và căn cứ vào đó để trừ điểm thi đua vào cuối kỳ.

Sau hơn 2 tháng thực hiện, việc mặc đồng phục đã đi vào nề nếp, nhưng cũng từ đây xuất hiện nhiều lời phàn nàn, bực dọc của các bạn sinh viên nữ. Một sinh viên nữ của trường đã viết thư để phản ánh thực trạng trên và cầu cứu...

Trong thư, bạn nữ N.T.D viết: "Kính thưa Ban Biên tập, Trường em vừa mới ra một quy định mà tưởng chừng như rất hợp lý nhưng thật sự là rất phiền toái với điều kiện học tập ở đây: Nữ sinh viên đi học là  áo dài kể cả đi thi...

Thật sự, nếu xem qua thì cảm thấy quy định này rất bình thường nhưng thời tiết ở Huế thật sự rất phức tạp, rất hay mưa, nếu mưa thì cũng mưa to, dai dẳng. Huế mùa hè cũng nóng rất gay gắt, vì Huế ở miền Trung. Hơn nữa, trường ĐHDL Phú Xuân lại nằm trên một con dốc, đi rất bất tiện.

Thời tiết như vậy nếu đi bộ, đi xe đạp, thậm chí là xe máy cũng rất khổ sở. Đi học bất tiện vì mặc như vậy không tham gia được các hoạt động chung, sẽ phải ngồi một chỗ, lại còn nếu ngày nào cũng mặc bẩn thì sao giặt khô kịp. Đây là tâm tư chung của tất cả các SV nữ trường ĐHDL Phú Xuân ạ. Mong đường dây nóng có thể sớm góp ý để trường điều chỉnh hay thay đổi quy định".

Để làm rõ những bức xúc trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo ưu tú Lê Đình Liễn - Trưởng khoa Xã hội và Nhân văn, ĐHDL Phú Xuân.

Việc khuyến khích mặc áodài làm đồng phục đã có phản ứng từ một số cá nhân sinh viên - Ảnh minh họa

- Thưa ông, việc đưa ra quy định đồng phục áo dài có được tham khảo nguyện vọng của sinh viên không hay chỉ là quyết định của lãnh đạo khoa?

Ông Lê Đĩnh Liễn: Việc đưa ra cũng như đưa vào thực hiện là đề xuất của liên chi Đoàn khoa, sau khi đã có sự thống nhất của tổ chức Đoàn mới trình lên lãnh đạo khoa. Và chúng tôi thấy đây là điều tốt nên cho thực hiện.

-  Xin ông cho biết rõ hơn về quy định mặc đồng phục này?

 Ông Lê Đình Liễn: Hiện nay, việc mặc đồng phục đã đi vào nề nếp, thứ hai nào các em cũng mặc đồng phục rất đẹp. Đặc biệt là hiện nay các thầy cô trong khoa tôi cũng phải mặc đồng phục vào ngày thứ 2. Tức là thầy và trò cùng thực hiện, chứ không riêng gì các em sinh viên.

- Về việc sinh viên nữ của khoa phàn nàn là mặc áo dài bất tiện cho việc học tập, sinh hoạt tập thể, ông nghĩ gì về điều này?

 Ông Lê Đình Liễn: Phàn nàn? Tôi thấy ai cũng vui vẻ thực hiện chứ có phàn nàn gì đâu. Cũng chẳng có đơn thư nào trình bày về việc này nên lãnh đạo khoa.

 - Khoa đã có định liệu về hiện tượng này trước khi thực hiện không? Và lãnh đạo khoa cũng đã có những giải pháp nào để khắc phục tình trạng trên để không gây mất không khí học tập trong sinh viên?

 Ông Lê Đình Liễn: Thật ra, nếu nhìn nhận tích cực thì rất tốt. Và trong việc thực hiện này, chúng tôi khuyến khích các em mặc đồng phục, còn em nào không thích thì thôi? Vì đây là quy định chung, các em ở trong môi trường này thì phải chấp hành như mọi người.

-  Xin ông cho biết với khả năng nào hoặc trong trường hợp nào khoa có thể bãi bỏ về quy định mặc đồng phục không?

Ông Lê Đình Liễn: Nếu có đơn thư, trình bày, phàn nàn hợp lý, thuyết phục về việc mặc đồng phục được đưa trực tiếp lên lãnh đạo khoa. Khoa sẽ lắng nghe, xem xét, thảo luận thêm và đưa ra quyết định.

Nhưng những phàn nàn phải nêu lên nguyện vọng chung của phần lớn sinh viên, chứ không thể là sự nhìn nhận chủ quan của một cá nhân nào đó.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật