Nên có luật về tình trạng thảm họa thiên tai, dịch bệnh

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những năm gần đây, nước ta dường như ngày càng chịu nhiều thiên tai và dịch bệnh (mức độ nghiêm trọng cũng tăng cả về diện rộng và thiệt hại vật chất, sinh mạng). Hai vụ thiên tai đặc biệt nghiêm trọng vừa xảy ra tại Myanmar và Trung Quốc cũng cho chúng ta những bài học là cần phải chuẩn bị chủ động đối phó với những cuộc khủng hoảng thiên tai và dịch bệnh có thể xảy ra.

Tôi nghĩ Quốc hội nên chủ động xây dựng từ bây giờ một luật đối phó với tình trạng thảm họa thiên tai và dịch bệnh. Trong luật này sẽ xác định thiên tai hoặc dịch bệnh nghiêm trọng tới mức nào thì coi phải công bố "tình trạng thảm họa". Khi xảy ra tình trạng thảm họa ấy thì sẽ ứng xử như thế nào? Huy động nhân tài, vật lực trong nước ra sao? Tiếp nhận trợ giúp từ nước ngoài như thế nào?...

Nhân đây, cũng xin nói về việc chỉ đạo phòng chống bão lụt hiện nay. Không hiểu sao mỗi khi có bản tin dự báo bão xa, bão gần… là lại có những công điện từ cấp rất cao, có khi là Thủ tướng Chính phủ, gửi một loạt các ban ngành, địa phương liên quan, trong đó chỉ đạo những việc rất cụ thể (như cấm tàu thuyền ra khơi, gọi ngay tàu thuyền trở về hoặc vào nơi trú ẩn an toàn..., thậm chí cả việc chằng, chống nhà cửa...).

Mỗi lần có tin bão là một lần đài phát thanh, đài truyền hình liên tục phát đi phát lại những bức điện hướng dẫn cụ thể, chi tiết như thế. Thường thường chỉ đọc danh sách các nơi nhận điện cũng đã mất nhiều thời lượng phát sóng. Nội dung hướng dẫn trong các bức điện khiến người nghe nghĩ rằng các nơi nhận điện hầu như không biết phải làm gì trong trường hợp có bão, mà phải chờ cấp trung ương hướng dẫn hết sức cụ thể và vụn vặt, lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần, bởi bão lụt mỗi năm có tới cả chục vụ. Vì sao không có sẵn các phương án phù hợp với những cấp độ thiên tai cụ thể, ví dụ phương án A, phương án B… để phòng khi có bão xảy ra.

Có các phương án căn bản này rồi, trung ương chỉ cần chỉ đạo áp dụng phương án nào, hướng dẫn bổ sung một vài chi tiết cụ thể đặc biệt khi cần. Ngoài ra là chỉ đạo những công việc đột xuất, đặc biệt như huy động quân đội tham gia, xuất tiền và các vật phẩm cứu trợ khẩn cấp từ dự trữ quốc gia...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật