Tín dụng không dễ nới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tuần trước, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đã giảm 3.000 tỷ đồng so với cuối tuần trước đó, còn gần 412.180 tỷ đồng.
Tín dụng không dễ nới
Ảnh minh họa

Dư nợ hỗ trợ lãi suất sẽ giảm dần trong các tháng tới do chủ trương dừng hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vào 31/12/2009, các khoản hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn vẫn được tiếp tục.

Tuy nhiên, việc các ngân hàng thương mại ráo riết thực hiện thu hồi nợ và tạm thời chưa cho vay lại đã khiến một số DN khan hiếm tiền mặt. Giá một số nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới đang tăng lên nhưng DN không thể mở L/C nhập khẩu.

Trong khi đó, giá bán trong nước không tăng theo kịp giá thế giới cũng như chưa được cộng thêm chi phí đầu vào tăng do biến động của tỷ giá, lãi suất.

Một số DN dự báo, trong vòng 3 tháng nữa, ở một số ngành hàng phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các DN lớn được các ngân hàng ưu tiên hỗ trợ vốn và có hàng tồn kho lớn.

Vào thời điểm đó, khi tín dụng dễ thở hơn so với hiện nay và giá cả mặt hàng trong nước sẽ tăng lên do nhu cầu tăng, song không phải DN nào cũng kịp nhập nguyên liệu về để sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước. Các DN không có tiềm lực tài chính, không có được vị thế ở nhóm đầu ngành là những DN dễ bị tổn thương nhất trong tình hình thắt tín dụng hiện nay.

Nhiều DN và NĐT vẫn hy vọng, tín dụng sẽ được nới lỏng ngay vào tháng 1/2010, những điều đó thật không dễ dàng khi mà vốn trong dân vẫn chưa chảy vào ngân hàng, đồng thời, ngân hàng lại phải tập trung lo vốn đầu ra cho các khách hàng có nhu cầu chi trả tiêu dùng cuối năm. Thực tế đó không phải quá khó để NĐT suy đoán về tình hình tín dụng đầu năm 2010.

Theo quy luật hàng năm, phải đến sau Tết âm lịch dòng tiền mới dồi dào trở lại. Khi đó, tiền mới có thể chảy vào TTCK. Từ nay đến Tết, có lẽ thị trường sẽ được cầm cự bằng dòng tiền thật.

Trong bối cảnh cung cầu cân bằng, các loại tin đồn tạo sóng cổ phiếu của các nhóm đầu cơ lại có dịp phát tác. Thị trường không dễ lướt sóng và đòi hỏi NĐT phải có chiến lược riêng nếu tham gia vào giai đoạn nhạ‌y cả‌m hiện nay.


Theo ĐTCK
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật