Quản lý kẹo cân bằng tuyên truyền?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kẹo cân được đem bán với giá mấy chục nghìn một cân thay cho việc đóng gói, rẻ về chi phí bao bì nên được khá nhiều người ưa chuộng. Trong số đó, đa số là mặt hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Quản lý kẹo cân bằng tuyên truyền?
Nên tuyên truyền tới các hộ buôn bán nhỏ

Không có nguồn gốc vì xé bao bì?

Kẹo cân đang được bày bán công khai trên một số tuyến phố lớn của Hà Nội như Hàng Buồm, Nguyễn Thiện Thuật, khu chợ Đồng Xuân.

Giải thích việc này,  ông Nguyễn Huy Cương, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, không phải tất cả những kẹo cân đều không có nguồn gốc.

Trên thực tế, nhiều cửa hàng mua kẹo về thường mua cả bao lớn sau đó sẽ xé nhỏ ra bán với số lượng nhỏ. Trên một chiếc kẹo không thể ghi đủ các thông tin chính như: thành phần, ngày sản xuất, nơi sản xuất, hạn dùng… nên người mua cũng khó có thể nhận biết được và nhiều người quy vào không nguồn gốc xuất xứ.

Trước đó, Chị cục đã tiến hành kiểm tra một số địa điểm buôn bán kẹo cân, hàng lương thực, thực phẩm, trên các sản phẩm đều không có nguồn gốc chứng từ nhưng chủ cửa hàng vẫn chứng minh được nguồn gốc sản phẩm từ những bao lớn được xé ra bán lẻ.

Hiện tượng kẹo cân Trung Quốc xuất hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội không phải là hiếm nhưng cũng rất khó để kiểm tra triệt để vì buôn bán nhỏ lẻ.

Thực hiện Kế hoạch số 3297 /KH-SCT ngày 14/10/2009 của Sở Công thương Hà Nội về phục vụ lễ Noel, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường trong đó các mặt hàng về lương thực, thực phẩm được hết sức chú trọng.

Ông Cương cho rằng, một biện pháp triệt để nhất là tuyên truyền giáo dục tới các quầy buôn bán nhỏ để họ hiểu rõ hơn và thực hiện đúng quy định.

Kẹo chảy nước không đáng lo

Việc một số loại kẹo cân để vài năm không sợ tan chảy, PV Bee đã có cuộc trao đổi với thầy giáo Trần Mạnh Hùng viện Công Nghệ Sinh Học và Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội. Theo ông Hùng việc sản xuất kẹo ở Việt Nam theo một thực đơn chung. Bản chất của việc kẹo không chảy nước là do việc dùng đường khử vừa đủ.

Lượng đường khử này có trong 3 thành phần mật tinh bột, mạch nha, đường chuyển hoá. Nếu các nhà sản xuất kẹo dùng mạch nha hoặc mật tinh bột thì lượng đường khử thấp hơn trong đường chuyển hoá giữ kẹo lâu hơn. Đường khử có tác dụng chống kết tinh nhưng lại dễ hút nước nên dễ làm kẹo chảy nước nếu số lượng lớn hơn 15%.

Thông thường kẹo hỏng ở hai trạng thái chảy nước và kết tinh. Khi kẹo kết tinh là do thiếu chất kết tinh, cái khó là đường khử chống kết tinh nhưng lại dễ làm kẹo chảy nước nên phải đảm bảo thành phần đúng và đủ.

Kẹo, nếu bao bì tốt cũng khó chảy nước

Theo ông Hùng, gần đây công nghệ sản xuất kẹo ở Việt Nam chủ yếu là dùng mạch nha hoặc mật tinh bột có thành phần đường khử thấp nên kẹo không bị chảy nước. Việc dùng đường chuyển hoá ít hơn và chỉ dùng trong dịp lễ tết vì nhà sản xuất biết nhu cầu cao hơn, hàng sản xuất ra bán nhanh. "Vấn đề này không đáng lo ngại đến sức khoẻ nếu sử dụng đúng như trên bao bì sản phảm quy định hạn dùng" ông Hùng nhấn mạnh.

Mặt khác, việc kẹo lâu chảy nước cũng do công nghệ và chất lượng bao bì quyết định. Nếu việc đóng gói đảm bảo chất lượng kẹo sẽ khó mà chảy nước.

Về vấn đề kẹo Trung Quốc trôi nổi trên thị trường cũng có các đặc điểm khó tan chảy thì ông Hùng cho biết chưa có nghiên cứu cụ thể nên không thể đánh giá ngay được. Ông Hùng  cũng khuyến cáo người sử dụng nên thận trọng hơn, đọc kỹ hạn dùng, nơi sản xuất về sản phẩm bánh kẹo mà mình sẽ mua.

NGHỊ ĐỊNH SỐ 54/2009/NĐ-CP NGÀY 05 THÁNG 06 NĂM 2009 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa nhưng  không có công bố tiêu chuẩn áp dụng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu theo quy định.

2. Hành vi bán sản phẩm, hàng hóa đã hết hạn sử dụng được áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại để xử phạt.

3. Phạt tiền từ một lần đến hai lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm phát hiện được tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

4. Phạt tiền từ hai lần đến ba lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng đã được chứng nhận hoặc tiêu chuẩn tương ứng đã công bố.

b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.

5. Phạt tiền từ ba lần đến năm lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã công bố hoặc đã được chứng nhận.

b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật