Ấn Độ: Trung Quốc không còn là “con rồng ẩn mình”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Thời báo Ấn Độ” hôm 26/12 có đăng một bài báo với tiêu đề: “Trung Quốc không còn là con rồng ẩn mình”. Như vậy, một câu hỏi đặt ra đó là, Ấn Độ sẽ phải chơi thế nào trong trò chơi mới này?
Ấn Độ: Trung Quốc không còn là “con rồng ẩn mình”
Ảnh minh họa
Trung Quốc có lẽ là một thách thức lớn duy nhất mà Ấn Độ phải đối mặt trong thế giới này. Thách thức này không còn hạn chế trong những tranh chấp biên giới hai nước. Mặc dù hai nước trong Đại hội về biến đổi khí hậu tại thủ đô Copenhagen (Đan Mạch) đã giữ được tình hữu nghị đồng chí, thủ tướng hai nước còn tiến hành “đối thoại”, nhưng sự khác biệt to lớn về chiến lược văn hóa của hai nước sẽ vẫn gây ra những va chạm.

Giáo sư J. Mohan Malik đến từ Trung tâm nghiên cứu An ninh châu Á Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng, trong 10 năm tới kể từ năm 2010, Ấn Độ sẽ “sống trong bóng mờ bởi Trung Quốc”. Theo ông, Bắc Kinh đánh giá, trong khi quân đội Mỹ còn đang mắc kẹt trong hố sâu của hai cuộc chiến tranh Iran và Afghanistan, thì nền kinh tế Mỹ lại chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính. Quan điểm này sẽ giúp Trung Quốc thêm tự tin, nhưng lại gây bất lợi cho Ấn Độ trỗi dậy trên vũ đài chính trị quốc tế.

Theo chuyên gia chiến lược của Quỹ Hoà bình quốc tế Carnegie (CEIP) - Ashley Tellis, trong bối cảnh đa số các nước không muốn đối kháng với Trung Quốc, Ấn Độ liệu có thể tìm ra công cụ và đồng minh để nghênh tiếp mọi thách thức đến từ Trung Quốc hay không. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ. Khác với Trung – Mỹ, chiến lược của Ấn Độ không chú trọng đến kết quả hay phương án giải quyết. Cho dù Ấn Độ có đủ sức cân bằng trong cuộc chơi, nhưng về chiến thuật cụ thể vẫn mơ hồ không rõ ràng. Trên thực tế, các nước khác tại châu Á Thái Bình Dương cũng đang tìm cách khống chế sức mạnh của Trung Quốc, Ấn Độ nên liên hệ thách thức của mình với các nước khác. Ấn Độ cần phải nhiệt tình khoản đãi tân thủ tướng Nhật Bản sắp ghé thăm Ấn Độ, bởi vì giữa hai nước đều có chung một lợi ích chiến lược.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến nước Mỹ tuột dốc. Trong khi đó, Trung Quốc lại đi lên từ khủng hoảng. Kế tốt nhất đối với Ấn Độ là nên có mối quan hệ tốt với Mỹ, đồng thời chủ động thông qua phương thức hợp tác quân sự và hàng không, chuyển dịch sự coi trọng Trung Quốc của Mỹ sang phía mình.

var currentday=28; var currentthang=12; var currentnam=2009; Lược dịch theo CE

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật