Sợ “ế”, công chứng công cải tiến

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều “chiêu” PR để lôi kéo khách hàng đến công chứng. Thủ tục hành chính càng đơn giản thì người dân càng được hưởng nhiều dịch vụ công chất lượng cao.
Sợ “ế”, công chứng công cải tiến
Lượng khách giảm, Phòng Công chứng số 1 hết hẳn cảnh quá tải trước đây (chụp sáng ngày 8-7). (Ảnh: Minh Trí)

Sắp hết rồi cái thời người dân TP.HCM phải xếp hàng, bấm số để chờ đợi tới lượt công chứng giấy tờ. Sau một loạt thủ tục hành chính được đơn giản hóa như chuyển giao chứng nhận bản sao về cấp phường và cấp quận, bỏ địa hạt công chứng về bất động sản trong phạm vi thành phố, bãi bỏ chứng hợp đồng mua bán xe máy..., lượng người dân đến công chứng giảm đi rõ rệt. Sắp tới, TP.HCM lại có thêm từ bốn đến sáu văn phòng công chứng của các công chứng viên tư.

Một số phòng công chứng của TP.HCM đã cho ra đời dịch vụ cộng thêm như lập đường dây nóng hướng dẫn thủ tục công chứng, công chứng theo lịch hẹn. Có thể nói đây là bước chuyển mình rất lớn của các phòng công chứng trước cảnh phải “cạnh tranh” với các phòng công chứng khác lẫn các văn phòng công chứng tư sắp tới.

Nhu cầu công chứng giảm một nửa

Phòng Công chứng số 1 (đường Pasteur, quận 1, TP.HCM) có vị trí đắc địa nhất trong các phòng công chứng, nằm giữa trung tâm TP, gần rất nhiều ngân hàng. Lúc chúng tôi đến là gần 9 giờ sáng ngày đầu tuần nhưng số người dân đến giao dịch giảm hẳn so với trước đây, chỉ khoảng 30 người. Chị KBQ (quận 3) cho biết chị đi làm hồ sơ mua bán căn nhà, sợ đầu tuần khách đông nên chị và bên bán tranh thủ đi sớm, ai dè tới nơi thì thấy khách vắng như vậy. Riêng sáng thứ Bảy thì các phòng công chứng còn vắng hơn, nhiều khi chỉ có các cán bộ mà không thấy khách hàng đâu cả.

Trưởng phòng Công chứng số 1 Phan Văn Cheo cho biết có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng người dân đến giao dịch giảm gần một nửa. Một phần do các ngân hàng giảm lượng hợp đồng cho khách hàng vay tiền, thị trường nhà đất đang “đóng băng” nên tỷ lệ giao dịch mua bán nhà đất cũng ít. Một công chứng viên (đề nghị không nêu tên) cho biết lúc trước, mỗi tháng anh công chứng khoảng 600 hồ sơ giao dịch, trung bình khoảng 30 hồ sơ/ngày, nay anh chỉ chứng khoảng 10 hồ sơ/ngày.

Trong khi đó, tại Phòng Công chứng số 6 (trụ sở ở quận Bình Thạnh, TP.HCM) số khách đông hơn, khoảng 40 người ngồi chờ được công chứng. Buổi chiều, khi chúng tôi đến thì Phòng Công chứng số 7 có chưa đến 15 người dân giao dịch, Ông Hoàng Mạnh Thắng - Phó phòng Công chứng số 7 cho biết Phòng mới thành lập nên lượng giao dịch rất ít.

“Đặt lệnh” chọn công chứng viên tùy ý

Từ ngày 7-4, Phòng Công chứng số 1 đã triển khai tiếp nhận “đặt lệnh” của người dân yêu cầu giải quyết công chứng qua số điện thoại 08.8230177 (số nội bộ 120). Người dân ở nhà có thể hẹn giờ đến công chứng đối với hợp đồng mua bán, thế chấp, chuyển nhượng, ủy quyền, khai nhận di sản... Thoải mái hơn, người dân có quyền yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào của Phòng Công chứng số 1 mà mình thích giải quyết hồ sơ của mình. Phòng sẽ cử nhân viên ghi nhận yêu cầu của người dân và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần thiết để công chứng.

Nhờ cải tiến rút ngắn thời gian công chứng, người dân không còn dồn ứ

Từ ngày 17-7, Phòng Công chứng số 4 (TP.HCM) cũng lập đường dây nóng 0903706870 hoặc các số điện thoại bàn 8117595 - 8117594 - 8117593 - 8116841 - 8116842. Người dân gọi đến các số điện thoại này sẽ được nhân viên của phòng hướng dẫn, giải đáp về công chứng, chọn công chứng viên, hẹn giải quyết hồ sơ công chứng trong và ngoài trụ sở, giải quyết ngoài giờ hành chính... Ông Nguyễn Trí Hòa - Trưởng phòng Công chứng số 4 cho biết mọi thắc mắc của người dân sẽ được giải đáp nhanh chóng, đúng luật và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi đến giao dịch với phòng.

Chứng một hồ sơ chỉ mất 30 phút

Nhờ các phòng công chứng giảm bớt khách nên thời gian giải quyết hồ sơ cho người dân gần đây nhanh chóng hơn trước nhiều. Trước khi đến chứng hồ sơ mua bán nhà, chị HTN (quận 4) đã gọi điện thoại đến đường dây nóng của Phòng Công chứng số 1 hỏi thủ tục và hẹn giờ đến công chứng. Chị N. rất bất ngờ khi hồ sơ của chị chỉ mất khoảng 30 phút là xong, kể cả đóng dấu lẫn đóng lệ phí công chứng. Hầu hết người dân gần đây khi đi công chứng đều có chung tâm trạng như chị N. Ông Cheo cũng thừa nhận vì lượng khách không đông nên các công chứng viên có thời gian tư vấn cho người dân kỹ hơn, đồng thời tránh sai sót khi ký giải quyết công chứng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật