Dân đòi điện hay tình thế cấp thiết phải cải tổ EVN?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tờ “Financial Times” số ra ngày 28/6 viết tình trạng cắt điện diễn ra tại nhiều nơi trên khắp Việt Nam trong mùa hè khiến các doanh nghiệp, người nông dân và các hộ gia đình hết sức bất bình, tạo nên sức ép đòi hỏi cần phải tiến hành cải tổ lớn, phá bỏ cơ chế độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Dân đòi điện hay tình thế cấp thiết phải cải tổ EVN?
Hàng nghìn em nhỏ ở Việt Nam phải học trong đèn dầu hoặc nến do mất điện

Bài báo viết kể từ khi xảy ra việc cắt điện, những nông dân Thái Bình tức giận đã bắt những nhân viên điện lực ra phơi dưới nắng nóng 40 độ và Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã yêu cầu EVN phải bồi thường cho các công ty.

Điều đáng nói nhất ở đây là sự tức giận đã tạo ra sức ép chính trị yêu cầu đòi dỡ bỏ cơ chế độc quyền của EVN, mục tiêu mà các nhà cải tổ theo đuổi trong nhiều năm qua.  Ông Hoàng Văn Dũng, phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng “vấn đề thiếu điện sẽ còn tồn tại mãi mãi cho đến khi nào EVN được cải tổ”. 

Với nhu cầu điện tăng 15%/ năm, các nhà phân tích cho rằng việc Việt Nam thiếu điện là do Việt Nam đã không thu hút đủ các nhà đầu tư ngoại vào xây dựng những nhà máy điện mới. Các nhà đầu tư ngoại bị nản chí trước tình trạng phân phối điện độc quyền của EVN và việc quy định giá điện thấp của chính phủ.

Người dân lên cầu hóng mát do mất điện trong những ngày oi bức.

Những kế hoạch tách riêng hoạt động phân phối, sản xuất điện của EVN và tạo ra thị trường điện nhằm thu hút các nhà đầu tư ngoại lần đầu tiên được đưa ra vào năm 2007, năm ngoái Bộ Công thương đã đưa ra kế hoạch mới nhất của họ về vấn đề này.

Cho đến nay, công ty điện vẫn đủ mạnh để ngăn cản những đề nghị cải cách. Tuy nhiên hiện nay một số quan chức cho rằng không thể chần trừ được nữa nhiều doanh nghiệp rất tức giận trước việc họ không có đủ điện để kinh doanh, sản xuất.

Đại biểu quốc hội Nguyễn Đình Xuân đã lên tiếng kêu gọi quốc hội tiến hành cuộc họp đặc biệt để thảo luận về vấn đề cải cách ngành điện Việt Nam trong đó gồm cả việc chia tách EVN. Trong khi đó, Chính phủ Việt Nam đã tăng mức phạt EVN lên đến 40 triệu đồng cao gấp 10 lần so với trước đây nếu như EVN cắt điện không báo trước.

EVN sẽ bị phạt 40 triệu đồng nếu cắt điện không báo trước

Cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Cao Sỹ Kiêm hiện là Chủ tịch hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cho rằng để giải quyết tận gốc vấn đề, Việt Nam cần dỡ bỏ cơ chế độc quyền của EVN.

Nhà kinh tế học Nguyễn Quang A cho rằng cần có ít nhất là 3 công ty cạnh tranh nhau trong mỗi lĩnh vực kinh doanh trong ngành điện: sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện. Ông A cho rằng nhà nước không nên kiểm soát những hoạt động kinh doanh này mà đứng ở vai trò trọng tài cho các công ty kinh doanh thuộc lĩnh vực này.

Những lời kêu gọi cải tổ ngành điện đã được nghe thấy từ lâu nhưng một số nhà phân tích cho rằng việc thiếu điện hiện tại khó có thể dẫn đến những cải cách to lớn trong ngành điện Việt Nam.

Trong khi cơ chế độc quyền của EVN đã không thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư ngoại trong lĩnh vực này, nhưng Việt Nam đã thu hút được một số quỹ quốc tế để xây dựng các nhà máy.

AES, công ty điện của Mỹ, đã ký thỏa thuận sẽ đầu tư 400 triệu USD vào một nhà máy điện chạy bằng than công suất 1200 megawatt hồi tháng 4/2010. Nhưng EVN vẫn là nhà đầu tư duy nhất vào nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, nhà máy này sẽ do công ty Atomstroyexport của Nga xây vào mùa xuân năm 2011.

Đa số ý kiến cho rằng chỉ có xóa bỏ độc quyền của EVN, ngành điện Việt Nam mới tiến bộ hơn

Trong khi sức ép đòi chia tách EVN ra làm nhiều công ty riêng biệt ngày một gia tăng, nhưng các kế hoạch cải cách của chính phủ Việt Nam vẫn còn chưa rõ. Hồi tháng 4 vừa qua, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đã đưa ra đề nghị tạo ra tổng công ty mua điện quốc gia độc lập để mua điện.

Ông Trần Viêt Ngãi, chủ tịch của hiệp hội nói trên cũng cho biết EVN cũng có kế hoạch của riêng mình đối với vấn đề này. Nhưng một quan chức của bộ Công thương cho biết hiện nay cả hai kế hoạch nói trên đều  là không chính thức.

Theo ông Phạm Mạnh Thắng thuộc Bộ Công thương chỉ có duy nhất một kế hoạch cải cách EVN mà bộ Công thương đã trình chính phủ nhưng không biết kế hoạch đó có được chấp thuận hay không.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật