“Cháu bé chết, gia đình hỏi bệnh viện, bệnh viện hỏi ai?”

Nguyenduong Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quá bức xúc trước việc cháu nội chết đã 7 tháng mà gia đình vẫn chưa thể biết cháu chết vì lý do gì, bà Đỗ Thị Thanh Thủy (trú tại nhà số 2, ngách 105/15 Doãn Kế Thiện, Mai dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng và báo chí.
“Cháu bé chết, gia đình hỏi bệnh viện, bệnh viện hỏi ai?”
Ông Ánh nói: Các bác sĩ chỉ cố gắng để hạn chế mức ít nhất có thể, nhưng hít phải nước ối là phản ứng tự nhiên của em bé. Nếu em bé cứ hít thì ph

Chết đã 7 tháng, vẫn chưa biết nguyên nhân

Bà Thủy trình bày sự việc như sau: 16h ngày 19/5/2009, con dâu bà là chị Đinh Thị Hạnh vào bệnh viện Phụ sản Hà Nội vì có dấu hiệu chuyển dạ (thai con so lúc này được 39 tuần). Sau khi làm các thủ tục và xét nghiệm cần thiết, chị Hạnh và gia đình cùng chờ đợi thời điểm cháu bé chào đời. Từ 16h chiều đến 23h đêm 19/5, cứ 1 giờ chị Hạnh lại được khám một lần.

Đến hết đêm 19/5, chị Hạnh vẫn bình thường, cổ tử cung mới mở 2 cm. Tuy nhiên, đến 6 giờ sáng ngày 20/5, bà Thủy nhận được điện thoại của con trai (anh Nguyễn Tuấn Việt, chồng sản phụ Đinh Thị Hạnh) thông báo chị Hạnh bị ra máu nhiều.

Đơn khiếu nại của bà Đỗ Thị Thanh Thủy

Bà Thủy cho biết bà có mặt tại viện sau 15 phút sau và thấy đúng như lời anh Việt nói: con dâu ra máu nhiều quá. Sau đó, chị Hạnh được đưa vào phòng đỡ, được bác sĩ khám, siêu âm và thông báo không có vấn đề gì. Chị Hạnh được đưa lên bàn đẻ, làm vệ sinh sạch sẽ và được bấm ối, nước ối trong. Sau đó bác sĩ khám ra ngoài, chỉ còn lại 2 y tá trực.

Bà Thủy cho biết: “Tôi thấy máu ra nhiều, ối đã bấm rồi mà cổ tử cung mới mở 2cm. Gia đình đã yêu cầu mổ ngay nhưng 2 y tá trực cho biết họ không có quyền quyết định là mổ hay không mổ, cái này phải do bác sĩ trực quyết định. Lúc đó, không có bác sĩ nào ở đó cả”.

Gia đình bà Thủy đã gọi điện cho bác sĩ Lê Thanh Thúy để thông báo tình hình và yêu cầu mổ (bác sĩ Thúy là người được gia đình chọn đỡ đẻ. Sản phụ Đinh Thị Hạnh chọn khoa đẻ theo yêu cầu).

Đến khoảng 7 giờ 15 phút, bác sĩ Thúy có mặt tại bệnh viện. “Trong khi chờ đợi bác sĩ Thúy, từ lúc 6 giờ 15 đến 7 giờ 15 phút, con dâu tôi không được can thiệp gì hết, cháu vẫn tiếp tục ra máu, mà nước ối thì đã bấm rồi”, bà Thủy thuật lại.

Khi bác sĩ Thúy đến, con dâu bà Thủy được khám lại. Bà Thủy cho biết gia đình được thông báo sản phụ bị bong rau non, phải mổ ngay. Nhưng vì bận đi công tác lúc 8 giờ sáng nên bác sĩ Thúy đã nhờ một bác sĩ khác mổ hộ.

Khoảng 7 giờ 45, sản phụ Hạnh được chuyển sang phòng mổ. Đến khoảng hơn 8 giờ sáng, một bé trai 3,07 kg chào đời. Khi lấy cháu bé ra, bà Thủy cho biết có 2 y tá bế cháu ra ngoài phòng nhưng bà Thủy cũng như con trai không được bế cháu vì y tá thông báo “cháu bé bị yếu, phải cho lên khoa sơ sinh”.

“Tôi bảo con trai tôi chạy theo 2 cô y tá đó. Nhưng nó cũng không được bế đứa bé. Đến khoảng 9 giờ, con trai tôi nói bác sĩ khoa sơ sinh muốn gặp tôi. Khi lên đến cửa phòng khoa sơ sinh, tôi được bác sĩ khoa sơ sinh thông báo cháu bé bị suy tim. Tôi không đồng ý vì 12 lần siêu âm đều cho kết quả mẹ khỏe, con khỏe, không có dị tật gì. Nhưng tôi vẫn phải chờ đợi và đến khoảng 10h30 thì tôi được thông báo bệnh viện đã làm hết khả năng nhưng cháu bé không qua khỏi. Khi nhìn thấy cháu nằm trong phòng, tôi thấy thằng bé đã tím đen, máy điện tim không có một vạch sóng nào…”, bà Thủy kể trong nước mắt.

Lãnh đạo bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã gặp gia đình ngay sau đó và thông báo cháu t‌ử von‌g do suy hô hấp cấp chưa rõ nguyên nhân. Gia đình bà Thủy không đồng ý với kết luận này và yêu cầu mổ t‌ử th‌i. Kết quả mổ t‌ử th‌i cho thấy: Cháu bé t‌ử von‌g vì suy hô hấp cấp do hít phải nước ối.

“Như vậy, tôi vẫn chưa biết được ai là người gây nên cái chết này của cháu tôi? Và vì sao cháu lại hít phải nước ối nhiều đến mức bị suy hô hấp rồi t‌ử von‌g?”, bà Thủy đặt ra câu hỏi.

“Gia đình hỏi bệnh viện, bệnh viện biết hỏi ai?”

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Duy Ánh, Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội (phụ trách chuyên môn) đã trình bày lại sự việc và thể hiện quan điểm của bệnh viện về sự cố này.

Theo đó, sản phụ Đinh Thị Hạnh vào viện lúc 16 giờ ngày 19/5/2009, được theo dõi chuyển dạ đẻ tới khoảng 7h30 sáng 20/5 thì có dấu hiệu suy thai. Sau khi khám và có chỉ định mổ, cháu bé đã chào đời an toàn, khi ra khỏi bụng mẹ cháu đã khóc. Sau đó, trong quá trình làm rốn, cháu tự dưng tím tái đi, bệnh viện đã mời khoa sơ sinh xuống cấp cứu. Nhưng bác sĩ khoa sơ sinh chưa kịp làm gì thì cháu lại trở lại hồng hào bình thường. 

Bác sĩ khoa sơ sinh trở về chưa được bao lâu thì y tá lại gọi vì cháu lại tím tái. Lần này, các nỗ lực cấp cứu không thành, cháu cứ tím tái dần đi và mất vào 10h30 sáng 20/5.

Gia đình bà Thủy cương quyết mổ t‌ử th‌i em bé. Ngày 29/5, Trung tâm giám định pháp y sinh vật của viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) thực hiện giải phẫu t‌ử th‌i tại bệnh viện Phụ sản HN. Kết quả cho thấy: "Cháu bé t‌ử von‌g vì suy hô hấp cấp do hít phải nước ối".

Ông Ánh cho biết: Vì e gia đình sẽ chất vấn bác sĩ đã làm thế nào mà để cháu hít phải nước ối khiến cháu chết nên bệnh viện đã yêu cầu bên pháp y làm rõ mấy điểm như sau: Cháu chết vì suy hô hấp cấp là đúng, nhưng cháu bé hít nước ối ở mức độ nào? Hít mức đó có đủ để làm cháu chết ngạt vì suy hô hấp hay không? Hay cháu bị suy hô hấp vì nguyên nhân khác (không phải do hít nước ối).

“Dưới sự chứng kiến của một người trong gia đình bà Thủy, bên pháp y đã thả phổi cháu vào nước, phổi nổi phềnh lên chứng tỏ cháu đã khóc, vì khóc thì phổi mới giãn nở tốt. Điều này chứng tỏ cháu bé không bị suy hô hấp vì hít phải nước ối. Nếu suy hô hấp vì hít phải nước ối thì trong phổi phải đậm đặc nước ối, thả phổi vào nước phổi sẽ chìm nghỉm”, ông Ánh nhấn mạnh.

Để chứng minh việc trong phổi cháu bà Đỗ Thị Thanh Thủy có nước ối không phải là dấu hiệu hình sự, ông Ánh nói: “Trong phổi trẻ sơ sinh có nước ối là bình thường. Các bác sĩ chỉ cố gắng để hạn chế mức ít nhất có thể, nhưng hít phải nước ối là phản ứng tự nhiên của em bé. Nếu em bé cứ hít thì phải chấp nhận, bác sĩ không thể can thiệp việc này. Nếu bé hít nhiều mà bị sặc thì phải làm cấp cứu. Nếu các bác sĩ đổ nước ối vào miệng em bé hay dìm em bé vào nước ối để sặc ối hay làm động tác gì đó để em bé bị sặc trong buồng ối thì mới có cơ sở kết luận các bác sĩ sai”.

“Như vậy, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cháu bà Đỗ Thị Thanh Thủy là suy hô hấp cấp. Nhưng vì sao mà bị suy hô hấp cấp, nguyên nhân sâu xa thực sự làm cháu suy hô hấp cấp rồi chết thì không thể biết được. Thực tế không hiếm trường hợp t‌ử von‌g không rõ nguyên nhân (cả sơ sinh lẫn người lớn), kể cả làm giải phẫu bệnh, mổ t‌ử th‌i rồi cũng không tìm ra được”, ông Ánh khẳng định.

Tuy nhiên, phần khẳng định của ông Ánh lại chính là điểm mấu chốt đang gây bức xúc cho gia đình bà Thủy (vì sao cháu bị suy hô hấp). Về điểm này, ông Ánh cũng “bức xúc” không kém: “Gia đình vẫn bức xúc thì chúng tôi biết làm sao? bệnh viện đã làm ở mức cao nhất của chuyên môn y tế là mổ t‌ử th‌i mà vẫn không tìm được cái gì để khẳng định nguyên nhân t‌ử von‌g. Vậy gia đình hỏi bệnh viện thì bệnh viện biết hỏi ai? Chúng tôi chỉ biết đã làm tất cả những gì có thể, không phải cái gì khoa học cũng tìm ra được nguyên nhân. Gia đình phải hiểu và thông cảm cho bệnh viện”.

“bệnh viện đã mổ đúng chỉ định và mổ kịp thời, không có chuyện chậm trễ”

Liên quan đến việc gia đình cho rằng bệnh viện can thiệp chuyên môn chậm (từ lúc ra máu là 6h15 đến 7h15 mới được chỉ định mổ), dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ông Ánh cho biết có thể xác nhận điều này bằng hồ sơ bệnh án.

“Thế nào là ra nhiều máu? Cổ tử cung mở thì phải giãn ra, nên việc ra một chút máu kèm một chút nước ối là điều bình thường. Nếu bị ra máu nhiều mà chị Hạnh không bị xanh xao thì mạch sẽ tăng nhanh, huyết áp tụt. Làm sao một bác sĩ bệnh viện chuyên khoa sản như chúng tôi lại có thể để một bệnh nhân ra máu nhiều mà lại thờ ơ, không truyền máu? Nói không làm gì là vô lý, chúng tôi đầy người làm, có hết người đâu, hôm đó lại có mỗi ca này”, ông Ánh nói.

Bác sĩ Lê Thanh Thúy bổ sung: “Máu ra không nhiều đến mức trở thành dấu hiệu đáng sợ. Tôi chỉ định mổ vì sau khi theo dõi khoảng 15 phút thì thấy tim của cháu bé có những nhịp có vẻ bất thường chứ không phải vì sản phụ ra máu”.

“bệnh viện đã mổ đúng chỉ định và mổ kịp thời, không có chuyện chậm trễ”, ông Ánh khẳng định.

Bà Thủy cho biết bà không đồng ý với phản hồi của bệnh viện Phụ sản và sẽ tiếp tục gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng đến khi nào sự việc sáng tỏ. “Người chết đã chết rồi, nhưng tôi phải làm đến cùng để thấy lòng thanh thản”, bà nói.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật