Trên đời ngon nhất là vị bia gì?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
1. Trong truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm, có câu chuyện rất thú vị về một người nữ nô lệ xinh đẹp và thông thái. Cô có một cuộc đấu trí với tất cả các nhà thông thái của giáo chủ với điều kiện. Nếu như có một nhà thông thái nào không trả lời được câu hỏi của cô, thì vị đó sẽ phải trả mũ áo (tựa như “bằng cấp”) và... nhảy xuống biển. Các nhà thông thái hỏi kiến thức cô trước, cô trả lời được tất. Còn đến khi cô hỏi lại, thì các vị đều cứng lưỡi, mới hỏi được một nửa số nhà thông thái của triều đình thì số mũ áo “tiến
Trên đời ngon nhất là vị bia gì?
Ảnh minh họa
sĩ” đã chất đầy dưới chân cô. Đức giáo chủ buộc phải bảo cuộc đấu dừng lại, nếu không thì các “tiến sĩ” của triều đình có lẽ phải nhảy xuống biển hết...

Nhớ nhất trong những lời đối đáp ấy, có một nhà thông thái hỏi cô nữ nô xinh đẹp câu hỏi về “văn hóa ẩm thực”. Câu hỏi đó như sau: Trên đời này món ăn gì là ngon nhất? Xin dành một chút thời gian để độc giả trắc nghiệm, trước khi bạn đọc đến cuối bài này để có câu trả lời...

2. Tôi là người mê uống bia, sống đúng như đa số nam công chức thành phố bây giờ. Sáng cắp cặp đút điện thoại đi làm, trưa đi ăn cơm bụi vội vàng, chiều đi thể thao một chút và điểm chốt trong ngày là... lai rai quán bia nhậu nhẹt. Bình dân nhất thì ra quán bia hơi Hà Nội đầy các vỉa hè làm dăm ba cốc (loại bia này hầu như đều bị pha bia cỏ gia công với tỷ lệ 6/4 hoặc 3/7). Sang hơn nữa thì đi uống bia tươi. Còn tất cả các loại bia chai, bia lon trong nước hay ngoại nhập xuất hiện trên đất nước này, tôi cũng đều đã từng thử qua. Thực dù đắt hay rẻ vị các loại bia này cũng không khác nhau nhiều lắm (như các ông bợm nhậu sính chuyện vẫn hay phân tích rồi chia đẳng cấp nọ kia). Bởi lẽ sao? Bởi tất cả các loại bia này hầu hết đều thuộc dòng bia ngọt. Hương dù hơn dù kém, vị dù đậm dù nhạt vẫn là một loại. Tựa như vẻ đẹp của các thiếu nữ ở một quốc gia vậy. Dù đẹp như hoa hậu hay kém nhan sắc đến mấy thì các thiếu nữ Việt Nam vẫn mang “vẻ đẹp Việt Nam, vẻ đẹp Á đông” nói chung, không thể lấy cái điểm tựa gì mà so với nhau được. Bởi người tôi yêu trong mắt tôi chắc gì đã kém xinh hơn hoa hậu? Phải đến khi có một người đẹp châu Âu tóc vàng mắt xanh đi trên đường phố Hà Nội. Ta mới có khả năng so sánh một cách thực sự, thế nào là sự khác nhau giữa cái đẹp của “mưa Âu” và “gió Á”...

Làng bia Việt Nam cũng vậy, trong thời gian vừa qua đã xuất hiện một nàng bia “tóc vàng, mắt xanh” bước vào sóng sánh, với hương vị thuộc một dòng giống khác hẳn: dòng giống bia đắng. Đó là bia đắng Bitburger của Đức, mà dân nhậu chuyên nghiệp vừa mới nghe hay mới uống thử, đều tấm tắc đến đứt lưỡi và nhớ ngay trong đầu tên gọi ngắn bia Bít. Nào, thêm một chai Bit, zô zô...

3. Nhắc đến nước Đức, thế giới ai cũng biết những “đặc sản” không thể nào không biết được. Nào là triết học Đức, rồi xe hơi và máy móc Đức, rồi tinh thần kỷ luật “xe tăng Đức”, bóng đá Đức. Nhưng có một “đặc sản” luôn luôn đi cùng không thể thiếu với các “đặc sản” kể trên, mà chưa hẳn người Việt Nam nào cũng biết. Đó là... bia Đức. Chỉ cần nêu một con số thế này thôi, thì bất cứ tay bợm bia Việt nam nào cũng phải... “choáng” đừng có cậy mình biết uống bia nhiều. Cả nước Đức hiện nay có khoảng... 1270 hãng bia, và ngót nghét... 5000 thương hiệu các loại bia khác nhau. Thương hiệu bia Bitburger, một trong các thương hiệu bia nhất nhì của nước Đức trong số hơn nghìn bảy hãng bia ấy đã có từ... 190 năm trước. Điều ấy có nghĩa là nếu cứ lấy cái chữ “gia truyền” mà dân buôn bán hàng ăn Việt hay gắn mác cho quán ăn của mình (phở, bún, sườn, thuốc....gia truyền) thì bia Bitburger phải gọi là “gia truyền của gia truyền”. Người Đức làm ra bia, uống bia từ đời tằng tổ cụ kỵ, cho đến cha con cháu chắt. Có thể nói trong máu người Đức có vị bia... đủ loại

4. Trở lại câu chuyện như đã nói ở đầu bài. Có một lần đi uống cà phê, tôi vô tình hỏi một người bạn. Tại sao trên đời này người ta chỉ nghiện được thứ đắng cay (cà phê, thuốc, rượu, bia, trà, ớt, hạt tiêu, mù tạt...) mà không ai nghiện mỡ, hay nghiện đường nhỉ. Anh bạn tôi ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời: Có lẽ những thứ ngọt ngào, thì dư vị của nó lại không ngon (do dịch vị đã làm một loạt hoạt động phân hủy hóa học chăng?). Ví dụ như ăn đồ ngọt, thì dư vị của nó trên lưỡi để lại là chua. Còn những thứ đắng cay kể trên, thì dư vị nó lại ngọt. Chẳng hạn như uống trà rất đắng và chát, nhưng dư vị để lại trên lưỡi là ngọt. Thế nên đắng cay là cửa đầu tiên để người ta đi đến những ngọt ngào cuối cùng thì phải... Bia đắng hay bất cứ thứ gì ăn được mà đăng đắng đầu tiên thì cuối cùng cũng thế. Nhấp một ngụm bia đắng và đậm tê đầu lưỡi, ngon ơi là ngon. Dòng bia đắng chảy từ từ qua cổ họng xuống nộ‌i tạn‌g, rồi tan ra, để lại vị thơm ngon ngọt trên đầu lưỡi, cứ như là nụ hôn đầu tiên vậy. Bitburger thực sự là... vị đắng tình yêu! Nào zô zô, đắng mà ngọt cùng Bit...

Đến đây, tôi cho phép mình đưa ra câu trả lời của người nữ nô Ba Tư xinh đẹp. Để trả lời cho câu hỏi: Món ăn nào ngon nhất trần gian? Cô nói: Điều ấy tôi đã biết từ bé. Món ăn ngon nhất trần gian là món ăn do mẹ hiền hoặc vợ hiền của ta nấu cho ta ăn. Và ta ăn nó vào lúc ta đói.

Thật chẳng có câu trả lời nào có thể đúng hơn. Tất cả chúng ta ai cũng hiểu ngay điều đó. Món ăn ngon nhất trần gian ấy không phải là nem công, chả phượng hay các món công phu xào nấu. Nó có thể chỉ đơn giản là một bát cơm rang ăn với cá kho do chính bà mẹ hiền từ hoặc người vợ thảo của ta nấu cho ta ăn lúc ta đói rã họng và mệt mỏi thất bại với đời. Món ngon ấy là trạng thái ăn và người tạo ra nó, chứ không phải là một món ăn cụ thể...

Nếu bây giờ, tôi thử hoán vị câu hỏi ấy. Hỏi các bạn rằng: Loại bia nào có vị ngon nhất trần gian? Thì bạn sẽ trả lời ra sao? Có lẽ có thể có muôn vàn câu trả lời khác nhau. Nhưng với riêng tôi, nếu tôi như đang được cầm cốc bia tuyệt đẹp Bitburger trên tay, với những tăm vàng óng ánh sủi bọt, hứa hẹn những cảm giác diệu kỳ khi nhấp vào. Tôi sẽ nói: Ngon nhất trên đời là vị bia đắng Bitburger!!!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật