Tướng Mỹ: Mỹ kém xa Nga về kế hoạch Bắc Cực

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ kém xa Nga về kế hoạch Bắc Cực, là lời thừa nhận của chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ Paul F. Zukunft, người nói với trang Newsweek: “Ngay bây giờ, chúng ta thậm chí không thể ngang bằng Nga. Chúng ta chẳng hề chơi gì trong cuộc chơi này”.
Tướng Mỹ: Mỹ kém xa Nga về kế hoạch Bắc Cực
Tổng thống Nga Putin thị sát tập trận ở Bắc Cực

Bắc Cực có nhiều dầu khí, khoáng sản và nguồn cá. Mỹ ước tính Bắc Cực chiếm 15 % nguồn dầu còn lại của thế giới, 30 % khí tự nhiên và khoảng 20 % khí tự nhiên đang nằm dưới thềm lục địa của Bắc Cực.

Chuyện Mỹ kém xa Nga về kế hoạch Bắc Cực, cụ thể là Mỹ chỉ có 2 tàu phá băng hạng nặng chạy bằng di‌esel, 1 tàu phá băng cấp trung bình. Các tàu phi quân sự này giữ một vai trò đa dạng trong chiến lược Bắc Cực của bất kỳ nước nào.

Các tàu này hàng năm cho phép nhiều tàu thương mại, thăm dò, và tàu quân sự đi xuyên qua vùng băng Bắc Cực an toàn.

Để so sánh, Nga có 6 tàu phá băng chạy bằng hạt nhân đã hoạt động. Nga còn ít nhất chục chiếc tàu phá băng khác đang hoạt động.

Năm 2017, Moscow có thể hạ thủy một chiếc tàu phá băng chạy bằng hạt nhân khác.

Trong hai tàu phá băng của Mỹ, mỗi chiếc Ngôi sao Bắc Cực (Pola Star) đang trong điều kiện hoạt động. Còn chiếc Biển Bắc Cực (Polar Sea) đang nằm ụ ở Seattle từ nhiều năm qua do bị hỏng động cơ nặng hồi năm 2010

Tuần duyên Mỹ còn chiếc tàu phá băng USCG Healy cấp trung bình, nên cơ quan này đang xin có thêm vài chiếc nữa.

Tàu phá băng hạng nặng duy nhất của Mỹ còn hoạt động

Sự thiếu hụt buộc Mỹ trông cậy vào mỗi một chiếc tàu phá băng hạng nặng ở Bắc Cực, khi vùng này đang ngày càng mang tầm quan trọng về kinh tế và địa-chính trị.

Mỹ cũng triển khai tàu phá băng đến Nam Cực, khiến lực lượng này càng lâm khó khăn.

Tàu thuyền vượt Bắc Cực cũng sẽ càng quan trọng hơn. Dự án Biển Bắc Nga có thể cạnh tranh về tầm quan trọng kinh tế với Kênh đào Suez. Dự án này giúp tàu thuyền đi từ châu Âu đến châu Á trong 35 ngày, so với hải trình 48 ngày thông qua kênh đào Suez.

Khi không đầu tư kỹ, Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục kém xa Nga khi Bắc Cực trở thành một khu vực địa-chính trị chủ đạo.

Ngoài sự khác biệt về tiềm lực của tàu phá băng, Nga còn đang xây ồ ạt nhiều cơ sở hạ tầng ở Bắc Cực để lập ưu thế quân sự tối thượng ở khu vực này.

Nga đang xây 10 trạm tìm kiếm-cứu hộ, 16 cảng nước sâu, 13 sân bay, 10 trạm radar phòng không trên khắp vùng biển Bắc Cực.

Cùng lúc, Moscow lập Bộ chỉ huy chiến lược chung, với chủ lực là Hạm đội Biển Bắc, để duy trì sự hiện diện quân sự thường trực ở khu vực này. Bộ phận này sẽ trở thành quân khu thứ năm của Nga.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật