Verifeyed - Thuật toán mới giúp phát hiện ‘ảnh fake’ trên mạng

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Cộng Hòa Séc đã tạo ra một thuật toán có thể phân tích và phát hiện được ảnh nào là ảnh đã qua chỉnh sửa, hứa hẹn sẽ cực kỳ hữu ích cho các ngân hàng cũng như công ty bảo hiểm phát hiện được những trường hợp lừa đảo.
Verifeyed - Thuật toán mới giúp phát hiện ‘ảnh fake’ trên mạng
Trong bức ảnh bên trái, điếu xì gà mà Winston Churchill đang hút đã được xóa đi.

Chắc hẳn ít nhiều trong số chúng ta đã được chiêm ngưỡng rất nhiều ảnh đẹp, tuy nhiên có mấy ai nhận ra được đâu là ảnh đã qua chỉnh sửa/cắt ghép và đâu là ảnh gốc? Trong lịch sử đã từng chứng kiến rất nhiều tấm ảnh đã được chỉnh sửa lại.

Trước đây, khi không có các công cụ chỉnh sửa ảnh trên vi tính, các thợ ảnh thường làm công việc này trong phòng tối (darkroom), công việc này đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề để có thể tạo nên được bức ảnh như ý. Nhưng kể từ khi có ảnh kỹ thuật số, mọi việc đã trở nên dễ dàng hơn, cũng như con người càng ngày càng khó có thể phân biệt được đâu là ảnh đã được can thiệp.

Tuy nhiên, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Cộng Hòa Séc đã tạo ra một thuật toán có thể phân tích và phát hiện được ảnh nào là ảnh đã qua chỉnh sửa, hứa hẹn sẽ cực kỳ hữu ích cho các ngân hàng cũng như công ty bảo hiểm phát hiện được những trường hợp lừa đảo.

Vào năm 2004, một nhóm các nhà khoa học và các chuyên gia kỹ thuật số dẫn đầu bởi Babak Mahdian cùng đến Prague (Thủ đô Cộng Hòa Séc) với một mục tiêu: tạo ra một công cụ có khả năng phát hiện những ảnh nào đã bị chỉnh sửa trong tích tắc.

Nhóm này đã nghe đến nhiều trường hợp gửi ảnh chứng minh giả đến các ngân hàng để tạo các tài khoản online giả, bên cạnh đó, rất nhiều hình ảnh cũng bị can thiệp để đánh lừa những công ty bảo hiểm.

Họ đã tạo ra công cụ mang tên Verifeyed, được dùng để giúp các máy móc có thể nghiên cứu và phát hiện ra các bức ảnh đã từng bị can thiệp thông qua phần mềm chỉnh sửa hay chưa. Ngoài ra, Verifeyed còn có thể cho người dùng biết bức ảnh đó được chụp bằng máy ảnh hay điện thoại nào.

Hitler đã loại bỏ Joseph Goebbels, Bộ trưởng Bộ thông tin quần chúng và tuyên truyền của Đức Quốc Xã, ra khỏi ảnh ở bên trái.

Các máy ảnh kỹ thuật số truyền thống đều có chung một số bộ phận như: Hệ thống quang học, cảm biến ảnh và cuối cùng là hệ thống lưu trữ. Mội phần bộ phận này đều có "thông số" đặc trưng riêng.

Đây là bức ảnh tố cáo một người đã chỉnh sửa ảnh từ một chiếc xe lành lặn trở thành xe bị hư hỏng nhằm đánh lừa công ty bảo hiểm.

Được biết, những "thông số" đặc trưng này sẽ bị hư nếu bức ảnh có bất kỳ sự can thiệp nào.

Một trong những cách mà Verifeyed tìm ra được ảnh "giả" là dựa vào số lần hình ảnh này bị nén lại vào chuẩn format JPEG sau khi được lưu.

Vua George VI đã bị xóa khỏi bức ảnh gốc, để lại 2 nhân vật trong ảnh là Nữ hoàng Elizabeth và Thủ tướng Canada Walliam Lyon Mackenzie vì vị Thủ tướng này muốn mình trông trở nên quyền lực hơn.

Nếu một bức ảnh bị can thiệp, các thông số bên trong bức ảnh sẽ được giải nén ra và được tải vào phần mềm chỉnh sửa, sau đó được nén lại sau khi đã chỉnh sửa xong.

Benito Mussolini, nhà độc tài nước Ý, đã "xóa" người giữ ngựa ra khỏi bức ảnh gốc vì muốn mình trông giống vị anh hùng hơn.

JPEG là chuẩn hình ảnh bị loại bỏ bớt thông số, tức có nghĩa mỗi lần bạn nén ảnh lại thành chuẩn JPEG, một số thông tin về ảnh sẽ bị mất đi để giúp dung lượng ảnh được nhẹ hơn.

Ảnh Sandra Bullock bị chỉnh sửa (bên trái).

Khi một bức ảnh JPEG bị nén lại, các khối thông tin trên từng pixel ảnh bị tách lẻ ra, tuy nhiên những khối thông tin này vẫn còn có thể liên hệ lại với nhau dù đã bị nén.

Một trang báo tiếng Anh tại Ả Rập đã "chèn" thêm ảnh các chiếc phi cơ chiến đấu bay phía trên các phiến quân Libia gần điểm tập kết ngoại ô Ras Lanuf, phía Bắc nước này.

Nếu có bất kì ai thay đổi bất kỳ vùng nào của bức ảnh, các thông tin ở vùng khác sẽ không bị ảnh hưởng và thuật toán Verifeyed sẽ dựa vào đó để tìm ra điểm khác biệt.

Tạp chí Pháp - Paris Match đã can thiệp vào tấm ảnh của Tổng Thống Nicolas Sarkozy, xóa bớt mỡ trên c‌ơ th‌ể của ông.

Ngay từ thời điểm thuật toán này được tạo ra, nhóm các nhà khoa học này đã được một ngân hàng, một công ty đại diện truyền thông và 2 công ty bảo hiểm ký hợp đồng sử dụng.

Một tờ báo chính thống của Iran đăng tải một bức ảnh về chiếc máy bay không người lái được phát triển tại nước này, tuy nhiên thực tế bức ảnh này đã được lấy từ sản phẩm nghiên cứu của đại học Chiba ở Nhật và chỉnh sửa lại.

Sau 6 tháng kiểm tra 1,5 triệu hình ảnh, khoảng 2% trong số đó vẫn bị thuật toán đánh giá nhầm.Có thể tỉ lệ này vẫn chưa đáng kể, nhưng nếu một công ty bảo hiểm nhận 4 triệu tấm ảnh kỹ thuật số mỗi năm, có nghĩa họ sẽ vướng phải khoảng 80.000 bức ảnh bị đánh giá nhầm, và một số lượng lớn khách hàng sẽ bị "kết tội" oan.

Được biết, Verifeyed chỉ cần 1 đến 2 giây để xử lý 1 tấm ảnh, một công ty có thể có cả ngàn tấm ảnh một ngày và tiến trình này sẽ kéo dài khá lâu. Hiện nhóm phát triển vẫn đang hoàn thiện thuật toán. Sau một số cải tiến, chỉ 0,01% bức ảnh bị đánh giá nhầm và thời gian xử lý ảnh đã nhanh hơn đáng kể - ít hơn 1 giây.

Verifeyed cũng được sử dụng trong quân sự, thuật toán này đã phát hiện một người lính đã bị xóa khỏi ảnh gốc.

Verifeyed hiện tại có tổng cộng 9 người trong nhóm và công ty cũng không thực hiện bất kỳ chiến dịch gây quỹ nào. Theo Mahdian, Verifeyed phụ thuộc vào một số mảng kinh doanh khác và đội ngũ này cũng sử dụng nguồn vốn từ công ty mẹ ImageMetry.

Một khách du lịch đứng trên sân thượng của tòa tháp đôi nơi xảy ra thảm họa khủ‌ng b‌ố ngày 11/09/2001. Tuy nhiên thật sự anh ta không ở đây vào ngày này và đã ghép thêm chiếc máy bay vào ảnh.

Babak Mahdian và Radim Nedbal, CEO và CTO của Verifeyed, chụp ảnh chung với Michael Bllomberg. Công ty startup này đã giành giải thưởng cuộc thi ý tưởng NYC Next Idea vào năm 2011.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật