Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dịp Tết là lúc cả gia đình đoàn tụ với những bữa cơm thân mật. Bên cạnh sự vui vẻ, ngon miệng, bạn cũng nên chú ý đến vệ sinh của những món ăn ngày Tết. Dưới đây là những lưu ý để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết
Thực hiện những lưu ý an toàn, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong khâu chọn mua và chế biến thực phẩm thì nguy

Ngộ độc thực phẩm do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể đó là do vi khuẩn, nấm mốc trong thức ăn để lâu ngày, quá hạn, những đồ ăn kém vệ sinh, hay do sử dụng nhiều chất phụ gia, bảo quản sai quy định. Đôi khi, ngộ độc thực phẩm còn xảy ra khi bạn bị dị ứng với một loại thức ăn nào đó, như dị ứng đồ biển, dị ứng mùi …

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy và có kèm theo sốt. Triệu chứng này có thể xảy ra trong vòng 48 tiếng từ khi ăn đồ gây hại. Và tuỳ vào tình trạng, bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện. Theo như Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh của Mỹ, hàng năm, ngộ độc thực phẩm làm 5.000 người chết tại quốc gia này.

Tuy nhiên, thực hiện những lưu ý an toàn, ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong khâu chọn mua và chế biến thực phẩm thì nguy cơ với ngộ độc được giảm xuống rất nhiều.

Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn

Đây có thể là điều rất quen thuộc nhưng vẫn luôn là điều bị nhiều người quên nhất. Thói quen rửa tay với xà phòng trước khi ăn nhằm loại bỏ các vi khuẩn có thể theo bạn vào bữa cơm. Ngoài ra, trong lúc chế biến, giữa thực phẩm sống, chín, các bà nội trợ cũng nên rửa tay với xà phòng, để đảm bảo vệ sinh.

Dụng cụ chế biến đồ sống, chín phải để riêng

Một chiếc thớt dùng để thái thịt sống, sau đó rửa đi, dùng nó vào thái thịt chín luôn. Đây là thói quen phổ biến của rất nhiều gia đình. Cần phải có 2 chiếc thớt riêng, 2 chiếc dao riêng, chuyên sử dụng cho đồ sống và chín.

Những vi khuẩn trong thức ăn sống vẫn có thể bám trên dụng cụ chế biến ngay cả khi bạn đã rửa sạch. Và có thể, đó là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ngay tại gia đình. Còn một lưu ý nhỏ nữa, bạn không nên chế biến đồ ăn dưới nền đất hay sàn nhà. Đó là một kho vi khuẩn có thể gây hại cho đồ ăn của bạn.

Hạn chế ăn đồ tái, sống

Các loại gỏi, tiết canh, các loại thịt, trứng trần tái, đều nên được hạn chế. Trong tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiều biến động, dịch cúm A H5N1 có nguy cơ quay lại, thì bạn hãy thực hiện ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khoẻ.

Chú ý hạn sử dụng của các loại thực phẩm đóng hộp

Sữa chua, sữa uống đóng hộp, xúc xích, nem đông lạnh… là những loại thực phẩm hay bị bỏ qua hạn sử dụng. Hãy kiểm tra tủ lạnh và loại bỏ chúng, vì bé yêu của bạn có thể lấy ăn mà không hề chú ý. Đồ ăn quá hạn xuất hiện vi khuẩn nấm mốc, dễ gây đau bụng, hay thậm chí ngộ độc.

Dùng món ăn đúng giờ

Các món ăn được chế biến xong phải được dùng luôn trong vòng 2 giờ. Sau 2 giờ, muốn phục vụ khách hay ăn thì phải đun lại. Không để thực phẩm đã chế biến quá 4 giờ mới ăn. Mâm cơm bày biện chưa dùng phải được đậy cẩn thận tránh côn trùng, bụi bẩn có thể bám vào.

Và hơn hết, những bà nội trợ hãy sáng suốt trong khi mua thực phẩm. Chỉ chọn loại thực phẩm rõ nguồn gốc, của các cơ sở uy tín. Chúc mọi người có một cái Tết an toàn, ấm cúng bên mâm cơm gia đình.

Theo VTC

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật