Truy tìm dấu vết sự sống trên sao Hỏa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tháng 8 tới, tàu thăm dò tự hành Curiosity sẽ đến sao Hỏa sau hành trình dài ngày. Một trong những nhiệm vụ của nó là đào sâu xuống bề mặt hành tinh này để tìm bằng chứng của sự sống từng hiện diện nơi đây.
Truy tìm dấu vết sự sống trên sao Hỏa
Ảnh: NASA

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới được công bố cho thấy Curiosity không quá vất vả mà chỉ cần đào sâu xuống chừng 10 cm qua các khối cấu trúc phức tạp là đã có thể phát hiện dấu vết các hợp chất hữu cơ phức tạp - bằng chứng của sự sống. Bên cạnh đó, các miệng hố tạo ra do các khối thiên thạch va chạm vào sao Hỏa sẽ giúp ích rất nhiều cho Curiosity.  Chuyên gia Alexander Pavlov - làm việc tại Trung tâm bay không gian Go‌ddard của NASA đóng tại Maryland, người đứng đầu nhóm nghiên cứu - tin rằng thiết bị tự hành Curiosity sẽ hoạt động hữu hiệu hơn so với những gì chúng ta từng nghĩ.

Các phân tử hữu cơ phức tạp nếu tìm thấy sẽ gợi ý mạnh mẽ về khả năng từng có cuộc sống thời xa xưa trên hành tinh đỏ. Các phân tử này có cấu trúc ít nhất là 10 nguyên tử carbon làm nền tảng tạo nên a xít amin là nguồn gốc của protein cho sự sống. Trong vòng 5-10 cm dưới bề mặt sao Hỏa, lượng phóng xạ đã được giảm đi 10 lần nên dù võ đoán nhưng các nhà khoa học tin rằng ít nhất cũng tìm thấy các phân tử hữu cơ đơn giản, ví dụ như formaldehyde. Robot thăm dò sao Hỏa trước Curiosity đã chưa tìm được bằng chứng dạng này nên các nhà khoa học mong đợi thiết bị tự hành này đem lại kết quả tốt đẹp.

Theo báo Daily Mail, Curiosity hiện đại hơn các robot tự hành trước vì có thể dùng cánh tay robot khoan sâu, thu thập và phân tích mẫu ngay trong phòng thí nghiệm mang theo bên mình. Theo kế hoạch thì Curiosity sẽ được cho đổ bộ xuống miệng núi lửa Gale, nơi có dấu vết các khoáng chất hình thành trong nước. Curiosity mang theo các thiết bị khoa học 10 lần nhiều hơn so với hai robot tự hành là Spirit và Opportunity hoạt động trước nó từ năm 2003. Curiosity nặng hơn 2 robot kia 5 lần và dự kiến thời gian làm việc trên sao Hỏa sẽ dài gấp đôi hai tiền nhiệm.

Alexander Pavlov cho biết thêm, hiện bề mặt sao Hỏa vẫn đang bị bắn phá bởi các thiên thạch nhỏ, đồng thời tiếp thu bụi từ các hành tinh có nhiều hợp chất hữu cơ và tích tụ qua thời gian. Pavlov tin rằng phát hiện mới của nhóm nghiên cứu sẽ giúp NASA chỉ đường cho Curiosity đến khoan thu thập mẫu vật ở những nơi khả tín.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật