Phanh phui thêm những tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh VN

Administrator Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau những công bố mới đây về tội ác của lính Mỹ tàn sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam, tiếp tục khai thác hồ sơ mật của quân đội Mỹ, các phóng viên của Thời báo Los Angeles lại đưa ra ánh sáng nhiều hành động tr‌a tấ‌n dã man những người bị lính Mỹ bắt giữ trong quá trình hỏi cung.
Phanh phui thêm những tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh VN
Một cảnh lính nguỵ tr‌a tấ‌n tù nhân.
  Những bằng chứng bị che giấu 

Đầu năm 1973, Chủ tịch Hội đồng tham mưu Liên quân Mỹ, tướng Creighton Abrams nhận được một báo cáo đặc biệt từ bộ phận điều tra về các tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Báo cáo cho biết, một cuộc điều tra trong nội bộ lực lượng viễn chinh Mỹ đã tìm được nhiều bằng chứng xác thực khẳng định cáo buộc của một sỹ quan chỉ huy về những vụ tr‌a tấ‌n dã man do lực lượng của Lữ đoàn không vận 173 tiến hành đối với những người bị họ bắt giữ tại miền Nam Việt Nam.

 

Quả là một sự khó xử đối với giới lãnh đạo quân đội Mỹ, bởi vì nếu xử lý những kẻ tội phạm, lực lượng viễn chinh Mỹ sẽ bị mất uy tín không chỉ đối với người Việt Nam mà còn làm dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh trong nước, nhưng nếu làm ngơ, tình hình thậm chí còn có thể diễn biến theo chiều hướng tồi tệ hơn.

Trong sự bối rối như vậy, các tướng lĩnh Mỹ đã bất ngờ tìm thấy tia hy vọng. Họ phát hiện ra trong hồ sơ dày 53 trang tài liệu tố cáo tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam do trung tá về hưu Anthony B. Herbert công bố trước dư luận có nhiều điểm mập mờ, thiếu nhất quán. "Hồ sơ  … chứa nhiều chi tiết quan trọng [mà chúng ta có thể] dựa vào đó để hạ thấp uy tín của con người này [Anthony B. Herbert]; nếu điều đó là cần thiết, tôi xin tình nguyện nhận nhiệm vụ đó", chỉ huy trưởng Cơ quan điều tra tội phạm của Lục quân Mỹ, đại tá Henry H. Tufts viết trong báo cáo gửi cấp trên.

 Mức độ tr‌a tấ‌n tù nhân vượt xa miêu tả của Herbert 

Tới nay, các hồ sơ mới được giải mật cho thấy trong khi Lục quân Mỹ đã tìm mọi biện pháp để bôi nhọ trung tá Herbert, người đứng ra tố cáo các tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam, thì các nhà điều tra quân sự đã phát hiện ra rằng hành động tr‌a tấ‌n, ngược đãi của các đơn vị lính Mỹ đã quá phổ biến và có mức độ hơn cả những gì ông đã mô tả. Hầu hết các tội ác đó đều không được đưa ra công luận và trong số các  thủ phạm gây ra chúng, chỉ có rất ít kẻ bị trừng phạt.

 

Nhân viên dưới quyền đại tá Tuft đã tìm ra nhiều bằng chứng cho thấy những binh lính làm nhiệm vụ hỏi cung thường xuyên đánh đập, tr‌a tấ‌n tù binh bằng sốc điện và bơm nước vào cổ họng để mô phỏng cảm giác chết đuối giả trong khi lấy lời khai. Trong một số trường hợp, những người bị bắt đã bị chấn động mạnh về thần kinh, mất ý thức và sau đó chết trong phòng giam. Nhóm điều tra cũng xác định được 29 thành viên của Lữ đoàn 179 đã có các hành vi tr‌a tấ‌n tù nhân, trong đó 15 tên đã nhận tội, nhưng chỉ 3 tên bị xử lý bằng hình thức bồi thường tiền mặt hoặc giáng cấp. Không có đối tượng nào bị kết án tù.

 

Tài liệu về các hành động bôi nhọ người đứng ra tố cáo tội ác của lính Mỹ được xếp trong hồ sơ tuyệt mật của Lầu Năm Góc, dày hơn 9.000 trang, do một bộ phận chuyên trách điều tra về các tội ác chiến tranh của Lục quân thu thập từ đầu những năm 1970. Chúng cũng chứa đựng nhiều báo cáo chi tiết về 140 trường hợp tr‌a tấ‌n, ngược đãi tù nhân tại Việt Nam, trong đó 127 vụ liên quan đến Lữ đoàn không vận 173.

 

Bộ phận chuyên trách này được thành lập sau khi nhà báo Mỹ Seymour Hersh vạch trần tội ác của lính Mỹ trong vụ thảm sát dân thường tại Mỹ Lai. Phóng sự điều tra của Seymour Hersh được coi như tiếng chuông cảnh tỉnh Nhà Trắng về những tiết lộ có thể làm cho họ "khó chịu" về sau.

 

Nhưng trên thực tế, hồ sơ của cơ quan điều tra không thống kê được hết các vụ tr‌a tấ‌n của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mà chỉ liên quan tới những trường hợp đã được báo cáo lên chỉ huy cấp cao hoặc thu hút được sự chú ý đặc biệt của văn phòng Bộ tham mưu Lục quân, hoặc do Tuft đưa về nhà riêng nghiên cứu. Tuy vậy cho tới nay đó cũng là những tư liệu lớn nhất về khía cạnh này của cuộc chiến được công bố.

 

Thiếu tướng về hưu John H. Johns, một cựu chiến binh Việt Nam từng làm việc trong bộ phận điều tra, cho biết các hồ sơ này cung cấp nhiều bài học quan trọng trong việc xử lý các hành động ngược đãi tù nhân tại Iraq. "Nếu chúng ta chỉ coi đó là những hành động cá biệt, như chúng ta từng làm trong chiến tranh Việt Nam, như chúng ta đang làm với Abu Ghraib và các hành động tội ác khác, chúng ta sẽ không bao giờ giải quyết được tình hình", tướng John, năm nay đã 79 tuổi, phát biểu.

 Kẻ điều tra vụ thảm sát Mỹ Lai từng gây tội ác chiến tranh 

 

 

Anthony Herbert
Người đứng ra tố cáo các tội ác của lính thuộc Lữ đoàn không vận 173, trung tá Anthony Herbert, là một trong những sỹ quan được tặng thưởng nhiều huân chương nhất của Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Sau khi cuộc chiến này kết thúc, ông gia nhập lực lượng đặc nhiệm Mỹ và trở thành giáo viên huấn luyện. Đầu năm 1969, ông  được giao chỉ huy một tiểu đoàn trong Lữ đoàn không vận số 173. Lữ đoàn này đóng căn cứ tại Bình Định. Trong vòng 2 tháng đầu tiên chỉ huy, tiểu đoàn của ông đã chạm trán với quân giải phóng nhiều hơn tất cả các đơn vị khác.

Thế nhưng ngày 4/4/1969, Herbert đột nhiên bị cách chức với lý do không hoàn thành nhiệm vụ. Sau này ông báo cáo với các nhân viên của Cơ quan điều tra tội phạm rằng trước đó ông đã thông báo lên cấp trên về những tội ác mà mình từng chứng kiến.

 

Theo lời khai của Herbert, tháng 2/1969, quân đội miền Nam đã xử tử nhiều người bị chúng bắt giữ trước sự thờ ơ của cố vấn Mỹ. Một trong những nạn nhân đó đã bị cắt cổ, trong khi con trai của chị vẫn bắm chặt lấy ống quần của mẹ. Các nhân viên điều tra sau này đã xác định được rằng trong vụ thảm sát đó có ít nhất 8 người bị giết hại.

 

Mấy tháng sau, Herbert chứng kiến lính Mỹ và miền Nam tr‌a tấ‌n một thiếu nữ bằng sốc điện và một người đàn ông bằng cách bơm nước vào cổ họng. Herbert cũng kể lại ông từng có mặt khi các nhân viên hỏi cung đánh đập dã man hai phụ nữ Việt Nam bị chúng giam giữ trong các container bằng kim loại. Hầu hết các vụ việc trên đều đã được ông báo cáo lên đại tá Ross Franklin, Lữ đoàn phó. Khi được báo cáo về các hành động này, tướng William C. Westmoreland, chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã ra lệnh cho Tuft thành lập gấp một lực lượng chuyên trách để điều tra, nhưng không dẫn đến kết quả nào hết. Không có ai bị đưa ra toà xét xử.

 Người hùng của công luận 

Bất bình, tháng 3/1971, Herbert tố cáo Franklin và cấp trên của ông ta, thiếu tướng John W. Barnes, về việc thiếu trách nhiệm trong việc điều tra các tội ác chiến tranh. Sự kiện này đã gây kinh động giới lãnh đạo quân đội Mỹ, đe doạ sẽ bùng lên thành một xì căng đan lớn, do Herbert có một quá khứ tương đối oanh liệt và Barnes là sỹ quan cao cấp. Hơn nữa, đại tá Franklin còn có chân trong uỷ ban đặc biệt điều tra về vụ thảm sát Mỹ Lai.

 

Nhờ sự kiện này, Herbert tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận và trở thành một người nổi tiếng. Ông là khách mời chương trình truyền hình ăn khách "The dic‌k Cavett Show", trả lời phỏng vấn trên tạp chí Playboy và được tôn vinh trong số đặc biệt ngày chủ nhật của Thời báo New York với nhan đề: "Một sỹ quan nhiều công trạng đã bị cách chức như thế nào ?". Tuy nhiên, Barnes và Franklin không thừa nhận họ đã được Herbert báo cáo về các tội ác chiến tranh của thuộc cấp. Theo một phóng sự thực hiện vào thời gian đó, Barnes cho biết ông ta ra lệnh cách chức Herbert khỏi chức tiểu đoàn trưởng vì ông ta là một "thùng thuốc nổ" sẵn sàng bắn giết một cách tàn nhẫn.

 

Lục quân Mỹ bác bỏ các cáo buộc chống lại Barnes và Franklin, nhưng cũng đồng thời bác bỏ luôn những đánh giá tiêu cực về Herbert. Nhưng ông không dừng lại mà tiếp tục tố cáo giới chỉ huy cao cấp quân đội che giấu sự thật. Lục quân Mỹ phản ứng lại bằng cách công bố hồ sơ điều tra về 21 trường hợp bị Herbert tố cáo và tuyên bố không tìm thấy chứng cứ chứng tỏ cấp trên biết về các vụ thảm sát hoặc trả đũa lại Herbert. Tháng 2/1972, tạp chí riêng của Lục quân thêm một lần nữa bôi xấu Herbert bằng cách nói ông không xứng đáng với những phần thưởng đã giành được. Ông buộc phải về hưu do không chịu được sức ép đối với bản thân và gia đình.

 Những thủ đoạn hỏi cung dã man tại Phân đội 172 MI 

 

 

Một cảnh lính nguỵ tr‌a tấ‌n tù nhân.

Không chỉ có Lữ đoàn không vận số 173, những hành động tr‌a tấ‌n, ngược đãi của lĩnh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam còn phổ biến ở nhiều đơn vị khác.  

Một tâm điểm đã được các nhà điều tra Mỹ tập trung là phân đội tình báo quân sự 172, thường gọi là phân đội 172MI. Báo cáo về lạ‌m dụn‌g B.L ở đơn vị này đã được biết đến trước khi trung tá Hernert lên tiếng từ vài năm trước.

 

Một trong những người đầu tiên nói lên sự thật là Peter N. Martinsen, chuyên gia thẩm vấn, từng có thời gian cộng tác cùng các thành viên của phân đội 172 MI. Ra làm chứng trước Toà án xét xử tội phạm chiến tranh, một diễn đàn không chính thức tại Stockholm vào năm 1967, Martinsen cho biết anh ta thừng chứng kiến nhiều hành động đánh đập, tr‌a tấ‌n tù nhân bằng sốc điện.

 

Cùng thời gian này, Robert Stemme Jr phục vụ trong bộ phận phản gián của phân đội 172MI. Nhiệm vụ của anh ta là thu thập tin tức về  đối phương từ các nguồn tin tại chỗ, như ấp trưởng, xã trưởng. Mặc dù không trực tiếp tham gia thẩm vấn, nhưng Robert Stemme nghe thấy và quan sát thấy hết những gì diễn ra, vì chúng chỉ cách căn lều của anh gần chục mét. "Tôi thườg xuyên nghe thấy tiếng người bị đánh bằng các vật cứng hoặc bị chĩa súng vào người. Dụng cụ gây sốc điện thường xuyên được sử dụng", Robert Stemme kể lại.

 

Stemme trở về Mỹ vào tháng 6/1969 và rời quân ngũ năm 1970. Tháng 4 năm đó, anh mở một cuộc họp báo đặc biệt tại Câu lạc bộ báo chí Los Angeles, với sự có mặt của Martinsen và Frederick Brown, một cựu nhân viên thẩm vấn của phân đội 172 MI để công bố về các tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam.

 

Stemme đã cho các nhà điều tra của Lục quân Mỹ biết, thượng sỹ David Carmon  là một trong những nhân viên thường xuyên tr‌a tấ‌n những người bị bắt bằng thủ đoạn bơm nước vào cổ họng. Phương pháp tr‌a tấ‌n này, thường gọi là "nút giẻ nước", tạo nên cảm giác chết đuối giả và đã bị luật pháp quốc tế cấm thực hiện. Gần đây, chính quyền Bush dưới sức ép của dư luận cũng đã phải công khai lên tiếng tố cáo phương pháp tr‌a tấ‌n này. Tháng 5/2006, Lầu Năm Góc đã thông báo cho Uỷ ban chống tr‌a tấ‌n của  LHQ về việc điều lệnh tác chiến mới của quân đội Mỹ sẽ cấm hoàn toàn phương pháp bơm nước vào cổ họng trong thẩm vấn tù nhân. Cách đây không lâu, người phát ngôn Lục quân Mỹ cũng khẳng định họ chưa từng sử dụng phương pháp này trong các cuộc chiến tranh để thu thập tin tức tình báo.

 Lời tự thú của một tội phạm chiến tranh 

Khi các nhà điều tra thẩm vấn thượng sỹ David Carmon, y thú nhận đã nhiều lần sử dụng "nút giẻ nước" trong tr‌a tấ‌n tù nhân. "Tôi quật ngã tù nhân xuống, đặt một miếng giẻ lên mặt anh ta và bơm nước qua tấm giẻ đó vào trong miệng họ. Tù nhân, sau khi bị sốc vì ngạt nước, buộc phải thú nhận anh ta là Việt Cộng", Carmon kể lại và được ghi trong tài liệu mới được giải mật.

 

Y cũng cho biết trong cuộc hỏi cung cuối năm 1968, một tù nhân đã bị chết vì phương pháp này. Tài liệu lưu trữ của phân đội 172 MI cho biết anh ta bị đấm đá, bất tỉnh và co giật. Một bác sỹ đã được đưa tới khám nghiệm và sau này xác định nạn nhân có tên là Nguyen Cong (Nguyễn Công ?). Theo lời kể của Carmon, mỗi lần như vậy nạn nhân thường bị bơm khoảng 5 galông (gần 20 lít) nước vào miệng. Nhưng trong báo cáo điều tra của bộ phận chuyên trách lên Hội đồng Tham mưu liên quân năm 1973, đại tá Tuft lại không công nhận nguyên nhân gây nên cái chết của Nguyen Cong là do tr‌a tấ‌n.

 

Theo kể lại của thượng sỹ Carmon, tình trạng tr‌a tấ‌n tù nhân tại Việt Nam rất phổ biến và được cấp trên khuyến khích. "tr‌a tấ‌n không bao giờ bị trừng phạt và cũng không giới hạn ở mức độ nào", Carmon trao đổi với phóng viên quan thư điện tử. Trong một bức thư khác, anh ta mô tả về kỹ thuật gây sốc điện: "Tôi thấy có một vài điện cực gắn chặt vào chân của một chiếc ghế xếp bằng kim loại. Phương pháp này thường được sử dụng đối với những người ở nông thôn hoặc miền núi, không quen với điện. Những kẻ tr‌a tấ‌n nói với nạn nhân rằng điện sẽ làm cho họ bị vô sinh hoặc gần như vậy. Khi quay điện, sẽ có một dòng điện nhỏ phát ra và làm gây nạn nhân cảm giác buồn buồn, cho tới khi họ buộc phải khai".

 

Carmon nói thêm: "Tôi chẳng việc gì phải xấu hổ về những việc đã làm. Nếu đặt vào tình huống như ở Việt Nam một lần nữa, tôi cũng sẽ làm như vậy".

 Lời bao biện của những kẻ gây tội ác 

Các nhà điều tra tiếp xúc với 31 thành viên của phân đội 172 MI trước khi trình báo cáo lên Hội đồng tham mưu Liên quân về những tội ác ciến tranh diễn ra từ tháng 3/1968 đến tháng 10/1969. Báo cáo cho thấy có nhiều bằng chứng dẫn tới buộc tội hình sự 22 nhân viên thẩm vấn, trong đó có nhiều người vẫn đang tại ngũ. Báo cáo cũng cho thấy chỉ huy của phân đội, đại uý Norman L. Bowers thường xuyên có mặt khi diễn ra các vụ tr‌a tấ‌n. Nhưng cũng như các lần trước, không có đối tượng nào, kể cả Bowers, bị trừng phạt.

 

Cho tới nay, đại uý Bowers vẫn phủ nhận về việc đã chứng kiến những hành động tội ác của đơn vị ông ta. "Cũng có thể nó đã xảy ra nhưng tôi không thể nói về điều này được. Ngược đãi tù nhân là một vấn đề nghiêm trọng và không có chuyện có ai đó đã để tôi chứng kiến", ông ta trả lời phỏng vấn Thời báo Los Angeles qua thư điện tử.

 

J. Ross Franklin, một trong hai cấp trên mà Herbert đã tố cáo che giấu tội ác chiến tranh, là Lữ đoàn phó Lư đoàn không vận 173 trong thời gian từ tháng 12/1968 tới tháng 6/1969. Trong một lần phỏng vấn gần đây, Franklin cho biết ông ta không biết các nhà điều tra đã phát hiện ra điều gì và không ai thông báo về tình trạng ngược đãi tù nhân cho ông ta. "Tôi thậm chí còn không biết việc tr‌a tấ‌n tù nhân bằng nút giẻ nước là như thế nào", Franklin nói. "Những người thẩm vấn thường xuyên chịu sức ép và khuyến khích phải lấy được tin tức, trong đó có những kẻ có ác tâm. Tôi không thể đánh cược rằng có điều gì đó không xảy ra đối với Lữ đoàn 173. Nếu các nhà điều tra quân đội phát hiện được điều gì, tôi cho rằng cũng có thể nó đã xảy ra", Franklin nói thêm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật