TƯ Hội Phụ nữ:Đại gia trả dâu có thể phạm 3 tội

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Liên quan đến vụ việc đại gia nước đá Cần Thơ “trả dâu vì mất trinh“, ngày 6/3, trao đổi với PV, bà Hà Thị Thanh Vân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam, Phó Trưởng ban Chính sách Pháp Luật cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Cần Thơ theo đuổi vụ việc.
TƯ Hội Phụ nữ:Đại gia trả dâu có thể phạm 3 tội
Xuân Thùy ở nhà mẹ đẻ ngay sau khi bị nhà chồng trả về vì nghi ngờ em không còn trong trắng

PV: - Hiện dư luận Cần Thơ và cả nước đang xôn xao và bất bình trước sự việc cô con dâu Xuân Thùy bị gia đình nhà chồng trả về sau ngày cưới vì cho rằng con dâu mất trinh. Là Ủy viên BCH TW Hội Phụ nữ, Phó trưởng Ban Chính sách - Luật pháp, bà đánh giá hiện tượng này như thế nào?

ThS Hà Thị Thanh Vân: - Chứng kiến nhiều sự việc đã xảy ra vừa qua, liên quan đến cách ứng xử giữa con người với con người, nhất là vụ việc này tôi cũng như tất cả mọi người đều đau lòng, bất bình và buồn.

Đau lòng khi nghĩ đến tương lai của Xuân Thùy sau khi đã trải qua cú sốc lớn mới chân ướt chân ráo bước chân vào đời.

Bất bình trước cách ứng xử non nớt, thiếu suy nghĩ của những người vốn được coi là mẫu mực cho con cháu noi theo. Buồn vì sự cổ hủ đáng lên án trong nhận thức về sự trinh tiết của con người.

Hơn một năm trước khi tìm hiểu về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình tại một tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tôi giật mình khi tiếp nhận thông tin về việc có hiện tượng sống thử trước khi chính thức đăng ký kết hôn, tất cả những người trong cuộc đều coi việc tồn tại hay tan vỡ của cặp vợ chồng trẻ sau khi sống thử là điều bình thường.

Nếu tan vỡ, những đứa trẻ được sinh ra sẽ theo mẹ, mang họ mẹ và về sống với ông bà để mẹ tìm kiếm hạnh phúc khác.

Có lẽ chính vì quan niệm quá giản đơn này mà những vụ việc tương tự có cơ hội để tồn tại.

Đây sẽ là một bài học đắt giá cho các bạn gái trẻ và gia đình của họ, đồng thời cũng sẽ là vấn đề bức xúc đòi hỏi các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phải vào cuộc để sống thử trước hôn nhân không thể trở thành một thói quen của người dân khu vực này.

Yêu nhau, lấy nhau là quyền của con người nhưng không phải muốn làm gì cũng được, phải trong khuôn khổ Pháp Luật.

Tôi nghĩ rằng Luật Hôn nhân và Gia đình tới đây được sửa đổi chắc chắn cũng sẽ phải quan tâm đến vấn đề này. Khi quyết định sống thử mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình, nhưng hệ lụy của nó lại nghiêng chủ yếu về phụ nữ, bất hạnh cho những lần kết hôn tiếp theo cũng sẽ theo họ

Vì vậy, Pháp Luật cần bảo vệ bằng quy định cấm sống thử làm cơ sở cho việc xác định mức độ xử lý hành chính hoặc Hình Sự đối với hành vi cấm này.

Đồng thời, tôi cũng nghĩ rằng giáo dục gia đình và giáo dục trong nhà trường cần thay đổi theo hướng trang bị cho thế hệ trẻ khả năng ứng xử thông minh và năng lực tự bảo vệ mình trước sự xâ‌ּm hạ‌ּi của người khác.

PV: - Trước sự việc này, Trung ương Hội phụ nữ có tham gia bảo vệ người phụ nữ này không? Nếu có Hội sẽ bảo vệ như thế nào, thưa bà ?

ThS Hà Thị Thanh Vân: - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có hệ thống 4 cấp từ trung ương đến cơ sở, với tất cả những vụ việc xảy ra, các cấp Hội đều phải vào cuộc để hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ theo nguyên tắc từ dưới lên, các cấp chỉ đạo và hỗ trợ nhau để thực hiện trách nhiệm.

Với vụ việc này, các cấp Hội của thành phố Cần Thơ đã và đang thực hiện các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình là phối hợp, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền của thành phố để xem xét giải quyết sự việc theo quy định của Pháp Luật; gặp gỡ, chia sẻ, động viên Thùy và gia đình.

Hội Liên hiệp phụ nữ Cần Thơ có Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu Xuân Thùy và gia đình đồng ý em có thể đến với Trung tâm một thời gian để được tư vấn tâm lý và Pháp Luật giải quyết tình trạng hiện nay của mình.

Riêng Trung ương Hội sẽ tiếp tục chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Cần Thơ theo đuổi vụ việc này và chỉ đạo các tỉnh, thành Hội trong cả nước rà soát, nắm tình hình về hiện tượng sống thử trước hôn nhân để có kiến nghị và biện pháp hỗ trợ kịp thời đối với phụ nữ và trẻ em gái có nguy cơ bị vi phạm Pháp Luật và tăng cường phổ biến Pháp Luật về hôn nhân - gia đình, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ, nhất là phụ nữ trẻ và học sinh nữ trong các trường trung học phổ thông.

Chúng tôi sẽ nghiên cứu để kiến nghị sửa đổi Pháp Luật có liên quan đến vấn đề này, đồng thời sẽ phối hợp với các Bộ, ngành để xúc tiến nhanh việc xây dựng Đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ đồng bằng sông Cửu Long theo thông báo của Chính phủ.

PV: - Trung ương Hội Phụ nữ sẽ có những hướng dẫn Hội phụ nữ ở địa phương những thủ tục pháp lý gì để hỗ trợ Xuân Thùy?

ThS Hà Thị Thanh Vân: - Với những gì báo chí đã mô tả, hành vi mà chồng và gia đình chồng của Thùy đã thực hiện có thể bị xem xét xử lý theo một số quy định của Pháp Luật về Hình Sự liên quan đến các tội làm nhục người khác, vu khống và truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Mức độ cụ thể đến đâu sẽ còn phải chờ xác thực thông tin.

Do đó, với chức năng nhiệm vụ của mình, Trung ương Hội chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Cần Thơ trực tiếp kiến nghị và có thể hỗ trợ Thùy và gia đình làm đơn kiến nghị cơ quan có thẩm quyền địa phương xem xét vụ việc nếu có đề nghị.

Đồng thời tư vấn, hỗ trợ Thùy và gia đình một số khía cạnh liên quan khác như đã đề cập ở trên.

PV: - Theo bà, việc gia đình chú rể có những phản ứng với cô con dâu như: nhà chồng trả dâu vì lý do mất trinh, nghi ngờ nhân vật trong clip se‌ּx là con dâu và vội vã kết tội khiến Thùy phải cởi áo cho nhà chồng kiểm chứng đã làm cô bị tổn thương và cảm thấy nhục nhã, ê chề. Liệu gia đình nhà chồng có xúc phạm nhân phẩm tới cô con dâu nhà mình? Và theo bà, vụ việc này có dấu hiệu Hình Sự hay không?

ThS Hà Thị Thanh Vân: - Chưa nói đến Pháp Luật, mới chỉ nhìn ở khía cạnh đạo đức xã hội đã cho thấy đó là những hành vi khó chấp nhận. Những hành vi này chứng tỏ khả năng nhận thức và ứng xử của những người trong cuộc là kém.

Trước bất cứ điều gì xảy ra, mọi người đều có quyền đặt ra những câu hỏi tại sao? như thế nào?... nhưng họ chỉ có thể kết luận khi có đầy đủ các thông tin chính xác vì vội vàng sẽ làm tổn hại người khác và tổn hại chính mình.

Tôi tiếc vì Thùy đã làm tổn thương chính mình khi em quá nhạ‌y cả‌m, phản ứng quá nhanh để chứng minh sự trong sáng của mình, giá như hành động của em chậm lại một chút thì sẽ tốt hơn ngay cả khi mình bị gia đình chồng tấn công quá mạnh vì thực tế không có việc gì không tìm ra cách giải quyết hợp lý.

Nếu em tìm đến những người lớn mà em tin tưởng hoặc tìm đến các cơ quan, tổ chức để xin tư vấn thì sự việc không quá đau lòng như vậy.

hành vi của chồng và gia đình chồng của Thùy nếu đúng như báo chí đã đưa tin, tôi chắc chắn đã xúc phạm đến Thùy.

hành vi này có thể bị xem xét xử lý Hình Sự ở 3 tội làm nhục người khác (theo Điều 121), tội vu khống (Điều 122) và tội truyền bá văn hóa phẩm đồ‌ּi trụ‌ּy (Điều 253) của Bộ luật Hình Sự.

Mức độ và quyết định cuối cùng sẽ do các cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo các nguyên tắc của Bộ luật Hình Sự.

PV: - Thưa bà, cô dâu Xuân Thùy cho biết muốn gửi đơn tới cơ quan chức năng để đòi lại danh dự nhân phẩm cho mình. Tuy nhiên, công an nói rằng bây giờ gửi đơn là muộn, bởi sự việc bắt đầu trước đó một năm. Là Phó Trưởng ban chính sách Pháp Luật, với tính chất của vụ việc này, theo bà có còn thời hiệu hay không? Và cụ thể là như thế nào, thưa bà?

ThS.Hà Thị Thanh Vân: - Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật Hình Sự, thời hiệu truy cứu trách nhiệm Hình Sự đối với những tội phạm ít nghiêm trọng là 5 năm, đối với các tội phạm nghiêm trọng là 10 năm, tội phạm rất nghiêm trọng là 15 năm và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.

Trong trường hợp này, Thùy hoàn toàn có thể gửi đơn đến các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Xin cảm ơn bà!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật