“Lần này Bộ Chính trị có quyết tâm rất cao“

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là suy nghĩ của ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương về Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4. Nhiều ý kiến cũng cho rằng sẽ có sự chuyển biến sau khi thực hiện Nghị quyết này.
“Lần này Bộ Chính trị có quyết tâm rất cao“
Ông Phạm Văn Vọng (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc)

Ông Phạm Văn Vọng (Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Phúc): Quyết tâm thực hiện

Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một Hội nghị quán triệt Nghị quyết với rất đông đủ cán bộ lãnh đạo cấp cao, nhiều ý kiến tham luận cũng bày tỏ quyết tâm thực hiện. Tôi cũng như nhiều cán bộ tham dự đều có cảm nhận lần này Nghị quyết sẽ tạo được sự chuyển biến trong công tác Xây dựng Đảng.

Do vậy, ngay sau khi kết thúc Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4, Vĩnh Phúc cũng sẽ triển khai hội nghị tương tự cấp tỉnh để truyền đạt tinh thần của hội nghị đến từng đảng viên lãnh đạo các ban ngành và lãnh đạo các huyện. Tỉnh cũng đang chờ hướng dẫn của Bộ Chính trị để thực hiện. Theo đó, từng cơ sở sẽ lên kế hoạch thực hiện cụ thể. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Chính trị, tỉnh sẽ áp dụng vào từng ngành, từng đơn vị để đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên. “Nếu cán bộ, đảng viên không hoàn thành trách nhiệm được giao sẽ kiên quyết thuyên chuyển hoặc bãi nhiệm”, ông Vọng nói.

Ông Nguyễn Đình Hương (nguyên Phó Ban Tổ chức Trung ương): Phải có người chịu trách nhiệm

Việc tổ chức Hội nghị toàn quốc để quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 chứng tỏ Bộ Chính trị


rất quyết tâm thực hiện. Tôi thấy chưa có hội nghị nào đông như thế, đại biểu đến dự lên đến gần 1.500 người. Bài phát biểu của Tổng bí thư cũng rất đầy đủ và sâu sắc. Tập thể lãnh đạo Đảng và Nhà nước trực tiếp nghe báo cáo. Bây giờ quan trọng là ở chỗ từng cá nhân đảng viên có kiên quyết thực hiện hay không, thể hiện bằng hành động cụ thể. Cái này đụng đến từng con người chứ không phải chung chung. Đảng chịu trách nhiệm thì cụ thể là ai? Với những vụ việc cụ thể phải có người chịu trách nhiệm, không thể nhận định chung chung. Tôi lo ở chỗ chỉ đạo thực hiện.

Toàn dân đang chông chờ vào hành động cụ thể của các cán bộ, đảng viên. Tôi nghĩ lần này Bộ Chính trị có quyết tâm rất cao, hy vọng sẽ có chuyển biến. Nếu không làm được thì Bộ Chính trị phải chịu trách nhiệm trước Đảng. Tuy nhiên, khó khăn là vấn đề trách nhiệm cá nhân, liên quan đến từng vụ việc, phải có người đứng ra chịu trách nhiệm. Vụ Vinashin ai cũng nói phá sản rồi, nhưng ai chịu trách nhiệm? Tức là đi vào cụ thể cấp trên của Vinashin thì ai chịu trách nhiệm. Tôi nhớ, thời Bác Hồ còn làm Chủ tịch nước, những vụ việc tương tự thường được giải quyết dứt điểm và ít nhất cấp Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm.

Ông Phạm Ngọc Thảo (nguyên Phó chủ tịch MTTQ thành phố Hà Nội): Nói phải đi đôi với làm

Nhân dân rất hy vọng. Nhiều người còn cho rằng việc thực hiện Nghị quyết này là cần thiết và đáng ra phải làm từ lâu rồi. Nhưng muộn còn hơn không. Họ cũng tin và hy vọng sẽ tạo được sự chuyển biến trong Đảng để nhân dân được nhờ. Nhưng niềm tin còn phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp thực thi. Dân muốn xem trước hết những cán bộ cấp cao nhất của đất nước thực hiện như thế nào, kể cả những cán bộ đã về hưu.

Quan điểm là của Đảng, nhưng biện pháp cụ thể chưa rõ. Muốn làm được và được dân tin thì theo tôi có 3 biện pháp: thứ nhất nói phải đi đôi với làm, chọn một vài vụ việc cụ thể, giải quyết tận gốc. Các xã, phường, những vụ việc tồn đọng thì phải giải quyết công khai. Thứ hai, một vài cán bộ, rà soát lại những nguồn thu xem có hợp lý, lắng nghe phản ánh của dân để kiểm soát cán bộ có trung thực không. Thứ ba, phải có tiêu chí đánh giá cán bộ cụ thể. Tôi thấy Nghị quyết đề cập cán bộ đứng đầu đơn vị hai năm mà không làm tốt nhiệm vụ thì sẽ bị bãi nhiệm, nhưng thế nào là tốt? Phải có tiêu chí cụ thể để đánh giá. Cán bộ càng cao càng phải gương mẫu thực hiện và phải có tiêu chí đánh giá cán bộ cụ thể.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật