Dòng chảy phương Bắc 2: Nga cứng rắn, Mỹ khăng khăng nhiều nước châu Âu ‘cảm ơn’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 22/12, Nga khẳng định các dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ được khởi công bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Dòng chảy phương Bắc 2: Nga cứng rắn, Mỹ khăng khăng nhiều nước châu Âu ‘cảm ơn’
Nga khẳng định các dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 vẫn sẽ được khởi công.

Truyền thông Nga dẫn lời Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ khiến các nước châu Âu rơi vào thế khó, đồng thời tái khẳng định cam kết của Moscow đối với những dự án này và việc Nga "sẽ đáp trả các biện pháp trừng phạt theo cách để không gây thiệt hại cho mình".

Theo lời Ngoại trưởng Lavrov, việc các nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt mới là "tình huống rất khó hiểu" và "Tôi không bao giờ nghĩ rằng các chính trị gia đàng hoàng, hoạt động chính trị nghiêm túc lại có thể đi tới quyết định chẳng hay ho gì như vậy".

Tuyên bố được trên được đánh giá là nhằm thể hiện lập trường cứng rắn của Nga trong việc hoàn tất các dự án đường ống dẫn khí đốt tham vọng với châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, Nga đã ấn định thời điểm tổ chức lễ khởi công dự án đường ống dẫn khí đốt mang tên Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 8/1/2020.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/12 đã ký dự luật bao gồm các lệnh trừng phạt pháp lý được áp đặt với các công ty đặt đường ống cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Dự án này được triển khai nhằm tăng gấp đôi dung tích khí đốt dọc đường ống Dòng chảy phương Bắc dẫn tới Đức.

Cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell tuyên bố, lệnh trừng phạt dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đã được thông qua vì đáp ứng lợi ích của Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước châu Âu "cảm ơn" về động thái này.

Truyền thông Đức dẫn lời ông Gernell nói rõ: "Nghiêm túc thì 15 nước châu Âu, Ủy ban châu Âu và Nghị viện châu Âu đều bày tỏ mối lo ngại trước dự án đường ống dẫn khí đốt. Từ lâu nay chúng tôi đã nghe các đối tác châu Âu nêu ý kiến rằng Mỹ cần hỗ trợ họ. Do vậy, lệnh trừng phạt là quyết định nhằm ủng hộ châu Âu".

Trước đó, Chính phủ Đức và cả EU đều tuyên bố "phản đối các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ như vậy" của Mỹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật