Sơn nữ với dịch vụ “ngủ thăm“

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trên nẻo thâm sơn cùng cốc, tục lệ “cạy cửa ngủ thăm” của một số dân tộc người Thái, Mông, Dao, Mường…ở Mường Lát, Thanh Hóa vốn là một nét đẹp văn hóa đặc sắc. Thế nhưng, khi những luồng văn hóa mới xuất hiện trên bản thì nét nguyên sơ của tục “ngủ thăm” không còn đẹp đẽ được nữa, thế vào đó là một biến tướng của nạn mạ‌ּi dâ‌ּm, nạo phá thai, tảo hôn và bệnh tật…
Sơn nữ với dịch vụ “ngủ thăm“
Sơn nữ biến 'ngủ thăm' thành 'ngủ thật' để moi tiền của khách (Hình minh họa)

Chúng tôi đến Mường Lát vào những ngày mưa, lần tìm những con đường độc đạo nối các bản với thế giới bên ngoài bình thường đã khó đi, nay càng thêm trơn tuột, nhão nhoét khi trời bất chợt đổ mưa nặng hạt. Nhưng chúng tôi vẫn cố đi tìm câu chuyện cổ tích về “ngủ thăm” lạc trầm vào thế giới hiện đại? Sự tò mò và muốn khám phá một phong tục có từ lâu đời của người dân bản địa khiến chúng tôi háo hức chờ đợi trời tối…

Để một lần được cảm nhận “hương vị” của việc “ngủ thăm”, trong vai những chàng trai chưa vợ ở dưới xuôi mới lên công tác chúng tôi nhờ Nguyễn Văn Hải – một kỹ sư cầu đường đang công tác ở xã Mường Lý (huyện Mường Lát) dẫn đi “ngủ thăm” ở miền sơn cước này. Mới chỉ 8 giờ tối, con đường từ trung tâm xã đến bản Nàng chỉ hơn 2km, nhưng chúng tôi phải mất hơn 1 giờ đồng hồ “cuốc bộ” mới tới nơi. Dọc đường, mưa ngớt, sương giăng lưng chừng núi, sương vấn vít trên những mái nhà tranh nằm ềm ệp bên bờ suối.

Xa xa là tiếng cười nói râm ran. Ánh đèn pin quét loang loáng sáng cả một vạt rừng, đám thanh niên bắt đầu chia tay nhau tỏa vào khắp bản. Giờ này, các thiếu nữ người Dao, Thái, Mông, Mường…đã vặn nhỏ đèn, buông màn, nằm trùm chăn phập phồng chờ đợi. Đâu đó bắt đầu có tiếng cạy cửa lạch cạch. Tiếng bàn chân rón rén rềm rệp “liêu trai” hết chỗ nói. Và thoảng qua trong gió rừng là tiếng gọi tên thủ thỉ tâm tình, lời yêu đương đường mật. Họ - các chàng trai cô gái quen nhau từ một phiên chợ, từ buổi đi làm đồng, hay đơn giản là gặp nhau bâng quơ thôi. Các cô gái ban ngày đi làm, tối đến đốt đèn, buông màn sớm và nằm trong đó. Các chàng trai có nhu cầu tìm hiểu người con gái mình sẽ lấy làm vợ, có thể tìm đến để “ngủ thăm”. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến “ngủ thăm”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà. Chàng trai có thể nằm xuống bên cạnh cô gái, cô gái sẽ tắt hoặc vặn nhỏ ngọn đèn lại, rồi hai người trò chuyện, tâm sự mà không được chạm vào người nhau. Sau một thời gian tìm hiểu, cô gái có quyền quyết định cho chàng trai đó “ngủ thật” hay không. Nhưng trước khi đi đến “ngủ thật”, cả hai đều phải thưa với bố mẹ để bố mẹ xem có hợp tuổi không. Nếu hợp tuổi, hai bên gia đình sẽ cho phép đôi trẻ “ngủ thật” với nhau. Khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu, chàng trai phải đến làm công cho nhà cô gái trước khi rước nàng về, đấy là ý nghĩa tốt đẹp, còn thực tế thì nói như anh Hải đã khác xa lắm rồi, không còn tốt đẹp đến thế đâu!

Là người ở đây khá lâu, nên Hải biết, cô gái nào chưa chồng, cô nào chưa có người yêu. Rồi Hải kể cho chúng tôi về một số cô gái chồng chết, chồng bỏ đang muốn được “ngủ thăm” để kiếm tiền. Sau khi được Hải dặn dò kỹ lưỡng, quay đi quẩn lại “các anh tùy cơ ứng biến” cạy cửa, chọc sàn. Sau khi thống nhất, chúng tôi đã chọn nghề xây dựng cầu đường, là đồng nghiệp cùng với Hải để làm “bình phong tán gái”. Hơn nữa, hàng đêm rất nhiều những chàng trai cầu đường sống ở đây đi “ngủ thăm” nên trai gái bản, người trong bản ai cũng quen rồi.

Hải bảo thẳng thắn: “Em sẽ dẫn các anh đến nhà em T. (sn 1985), chồng chết vì tai nạn giao thông và em V.(sn 1988) chưa chồng và xinh nhất nhì xã này. Em dẫn đến còn “thăm” được hay không là do “trình” của các anh…” Chưa nói đứt đoạn, Hải quay ngoắt: “Đây là nhà em T.” Chúng tôi nhìn lên, đó là một ngôi nhà sàn nhỏ, nằm xiêu vẹo bên đường. Hải đi trước dẫn đường, tôi và anh bạn giậm chân bước theo. Giữa gian nhà tối mù không ánh điện, một chiếc đèn dầu đang cháy le lói chỉ đủ nhìn mặt người. Bước lên chiếc cầu thang gỗ, Hải hắng giọng: “Anh Hải đây, T. có nhà không?”. “Vâng, anh Hải à. Chờ em tý”, giọng một cô gái trẻ, nói nhỏ bên trong những tấm phên quây lại ở góc nhà. Theo ám hiệu của Hải, chúng tôi vào ngồi bên chiếc đèn dầu. Một lúc sau, người con gái trẻ, nhỏ thó, mặc chiếc quần jean đã sờn màu cùng chiếc áo phông bó sát bước ra. Thoáng chút ngại ngần khi gặp người lạ, nhưng chỉ ngồi một lúc, em đã tự tin, nói chuyện xởi lởi hơn nhiều. “Lên nhà V. chơi với bọn anh đi?”. Hải quay sang T. cất tiếng mời. “Vâng. Anh em mình đi sớm kẻo V. lại ngủ mất”. T. nhanh nhảu trả lời.

Nhà V. cách nhà T. khoảng 5 nhà. Tuy nhiên, nhà V. ở trên một sườn đồi cheo leo. Khi chúng tôi đến, V. đang xem phim cùng cả gia đình. Qua ánh điện, trông V. thật đằm thắm với làn da trắng, môi đỏ, tóc dài, nói chuyện có duyên. Là người Thái nhưng từ cách nói chuyện đến phong cách ăn mặc chẳng ai lại không nghĩ em là người Kinh. Đúng theo Hải nói thì: “Em ấy đẹp nhất nhì xã”, quả không ngoa. Em vừa học xong lớp 12, không thi đại học vì nhà nghèo. Cuộc nói chuyện của chúng tôi đầu tiên còn dè dặt, sau trở nên thân thiết hơn. Hơn 10 giờ đêm, nghe Hải nói T. có “tình cảm” kiểu “sét đánh” với anh bạn của tôi nên 2 người xin phép về trước. “Kiểu này anh bạn đồng nghiệp của anh sẽ biết mùi của “ngủ thăm” rồi nhé”. – Hải nhìn tôi kèm theo một nụ cười khẩy. Khi anh bạn đồng nghiệp đã “yên bề”, chúng tôi chào gia đình V. trở ra bản. Câu chuyện của tôi và Hải cứ xoay quanh cái chuyện “ngủ thăm”. Hải quê ở Bá Thước, lên đây được hơn nửa năm mà đã “cưa đổ” 3-4 em rồi, em nào cũng ưng cho “ngủ thăm” hết.

Ra khỏi nhà cô gái tên V, tôi và Hải tìm sang nhà chàng trai tên Hóa, 1‌8 tuổ‌i, ở đó có nhóm trai bản mà chúng tôi đã hẹn trước là cùng uống rượu và đi “ngủ thăm”. Hóa bé nhất hội, miệng nói, mắt cười, nói chuyện dí dủm rất duyên. Tóc Hóa xoăn, đẹp như tài tử, trai bản bảo Hóa “tấn công” em nào là em ấy chết mê chết mệt như bị bỏ bùa mê ngải lú. Còn những “sát thủ cưa gái” khác như Lư, Ngân, Tương đang học lớp 10 trường huyện thì bỏ dở vì mải mê “cạy cửa ngủ thăm” hơn là gõ cửa tri thức. Bọn chúng đều ở bản Mường Lý. Tuy mỗi đứa một vẻ nhưng đứa nào cũng sảnh sỏi trong chuyện trăng hoa. Chả thế mà tôi vừa mở miệng hỏi về tục cạy cửa, bọn chúng đã nhao nhao cả lên. Hóa, cậy thế có thành tích nhất, “khai tâm” cho tôi trước. Nó giảng giải rất rành rọt: “Phong tục này có từ đời nảo đời nào thì “tao” cũng chả biết. Dễ ợt, đã đi là “ngủ thật”, cảm thấy không ăn được thì chọn chỗ khác cho chắc ăn”.

Sau một hồi bên chén rượu, đám trai bản bồi dưỡng cho tôi ít kiến thức, từ cách cạy cửa và cả cái khoản ngủ như thế nào cho nhanh hạ mục tiêu. Họ còn rủ rỉ vào tai tôi, nếu trường hợp đụng độ với cha mẹ cô gái thì nên tỏ ra mình là người giữ đúng với phong tục tập quán của người bản địa thì không xảy ra sự cố. Mục tiêu của tôi là cô gái cuối bản tên Nhung, biết tôi là người mới vào nghề lần đầu sẽ rất khó khăn trong việc tác nghiệp nên nhóm của Tương cạy cửa cho tôi. Bước qua cánh cửa, tôi nhẹ nhàng khép lại rồi đứng lặng im, nén thở, tay dụi mạnh vào mắt để cho quen với ánh sáng lờ mờ được hắt ra từ chiếc đèn dầu để xác định mục tiêu đâu là chiếc giường của Nhung. Giường bên, chiếc đèn dầu đã được vặn nhỏ và tôi biết “lãnh địa” bên cạnh là của mẹ cô. Cô đã quen với cái cảnh những vị khách không mời mà tới như tôi. Tôi vẫn có cảm giác đôi mắt cô dõi theo những bước chân rón rén của tôi. Tôi vừa đứng bên giường Nhung, nói nhỏ: “Lúc chiều gặp anh, hẹn vu vơ thế mà cũng đến thật nhỉ. Anh có điện thoại “xấu”, cho em cái rồi đêm nay anh làm gì cũng được”. Tôi nằm xuống bên em bắt đầu hỏi han những chuyện “ngủ thăm” của em với mấy anh công nhân dưới xuôi lên. Nhung thật thà kể rằng họ thường cho em 50 đến 100 ngàn là “ngủ thật” thoải mái. Em kể rất vô tư, trong quan hệ trai gái, lúc thì các anh ấy đem bao cao su, có khi cũng không đem nên đã 5 lần đi nạo thai mà không cần biết đến độ nguy hiểm của việc “ngủ thăm” bừa bãi không an toàn này. Tôi lấy lý do chỉ cần người tâm sự nên cho em ít tiền rồi ra về.

Về đến lán trọ, anh Hải và mấy cậu trai bản vẫn ngà ngà bên ché rượu. Đâu đó trên những mái nhà vọng ra tiếng gà gáy, tôi xem đồng hồ đã 4 giờ sáng. Bỗng có tiếng người chạy thình thịch, anh bạn tôi đi “ngủ thật” trở về. Giọng anh bạn đồng nghiệp của tôi hổn hển, gấp gáp: “Các chú về, để lại mỗi anh ở lại suýt chết đây. Tưởng các chú đến nhà đưa anh về, cứ ngồi chờ mãi. Khiếp thật, em ấy cứ mời tôi ở lại “ngủ thăm”. Đầu tiên, tôi không đồng ý, nhưng vì trời tối, không quen đường nên đành tặc lưỡi ngủ lại. Cả đêm chẳng để yên. Cô ấy “gợi tình” đủ kiểu để kiếm tiền, không những thế còn khen đồng hồ tôi đẹp và xịn đó… Hoảng quá tôi để lại 100 ngàn, giả vờ đi vệ sinh bỏ về đây luôn. Muốn gọi các chú đến đón mà điện thoại chẳng có tý sóng nào”. “Em quên không dặn anh, em T. này là chúa dịch vụ tối “ngủ thăm, đêm nằm, sáng trả tiền đó” – Hải cười khúc khích.

Những hệ lụy buồn trên non cao

Thế là đêm “ngủ thăm” trở thành “ngủ thật” trả tiền ấy giúp chúng tôi khám phá ra kết cục của sự mai một văn hóa. Các cô gái sẵn sàng “ngủ thật” với đàn ông con trai chỉ cần điều kiện có tiền. Đây cũng là hiện tượng xảy ra một vài năm trở lại đây ở xứ Mường Lát xa xôi này, nét đẹp truyền thống của tục “ngủ thăm” đã bị mai một và biến tướng. Tục “ngủ thăm” thời hiện đại này giống như một cơn lốc dữ biến thành phong trào, nó làm thay đổi và băng hoại nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp. Những công nhân, những thanh niên ở vùng miền xuôi lên đã lợi dụng “ngủ thăm” để “ngủ thật”, còn các cô gái ở bản làng cũng “khôn ra” khi biết tận dụng việc “ngủ thăm” để kiếm tiền là thế.

Phong tục “ngủ thăm” của các bạn trẻ vẫn xôn xao trên những bản làng tôi đã đi qua. Thường thì những đêm “ngủ thăm” này kéo dài đến tận sáng hôm sau mà cha mẹ cô gái không quan tâm, cấm đoán gì. Nhưng “ngủ thăm” nay đã khác rất nhiều so với phong tục được lưu truyền trước đây. Nếp sống hiện đã từng bước xâm nhập vào chu‌yện tìn‌h cảm của thanh niên nam nữ thời nay, đã có nhiều kết cục buồn trong những đêm “ngủ thăm” không còn giới hạn. Một cán bộ làm công tác dân số tại địa phương cho biết: “Tục “ngủ thăm” là một nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân chúng tôi, nhưng nó cũng có thể cũng trở thành tệ nạn khi chẳng may một cô gái sinh con mà không có chồng. Đã có những trường hợp phải đi “giải quyết hậu quả” tại trạm y tế xã. Thật khó thống kê nổi đã có bao nhiêu trường hợp như thế…”

Nói về tục “ngủ thăm” của dân tộc mình, ông Vi Đình Thướng, Bí thư xã Mường Lý rất cởi mở, bởi: “Tôi cũng là một người Thái lấy được vợ nhờ “ngủ thăm”, trước kia “ngủ thăm” mang một nét văn hóa đặc trưng, rất tốt đẹp. Nhưng bây giờ do giới trẻ ra ngoài học nhiều nên tư tưởng “thoáng” lắm. Chẳng thế, nhiều cô gái mới chớm độ xuân thì đã không thể cầm lòng, sẵn sàng hiến dâng cái ngàn vàng của đời con gái cho bạn trai để ôm nỗi uất hận trong lòng. Còn có nhiều thanh niên chưa vợ, thậm chí là người đã có vợ, ở dưới xuôi lên đây, lợi dụng tập tục tốt đẹp này để làm chuyện “bậy bạ”.

Ông Thướng còn tiết lộ thêm thông tin cho chúng tôi biết, chính người con gái nuôi của ông chủ tịch xã Mường Lý chính là “sản phẩm” của “ngủ thăm”. Đó là chuyện xảy ra cách đây cách đây chưa lâu, là trường hợp em Hà Thị S. ở bản Nàng là một ví dụ điển hình. S. sinh năm 1987, cũng như bao cô con gái khác, khi đến tuổi xuân thì, vì niềm khao khát có một ngư‌ời tìn‌h lý tưởng, S. đã nhận lời yêu và “ngủ thăm” với một người con trai ở Trung Lý, Mường Lát. Hàng đêm, sau cả ngày đi làm nương, làm rẫy về, S. lại được nằm bên cạnh người yêu để tâm sự. Và chỉ sau vài lần không cầm lòng, S. đã dâng hiến cái ngàn vàng cho người yêu. Và sau cuộc tình say đắm, khi biết S. đã có thai, người đàn ông phụ bạc kia đã ra đi “không một lời giã biệt”. Nuốt nước mắt vào lòng, S. chấp nhận sinh con một mình trong sự tủi nhục và xấu hổ. Được vài tháng, trước dị nghị bàn tán của dân bản, S. đã phải bỏ bản, gửi lại con cho mẹ đẻ để xuống TP. Thanh Hóa, xin vào làm ở một quán cơm phở. Thấy hoàn cảnh đáng thương, ông Đinh Công Đại, Chủ tịch xã Mường Lý đã nhận đứa con của S. về nuôi nấng. Khi chúng tôi có mặt tại nhà ông Đại để kiếm chứng thông tin thì càng ngạc nhiên hơn bởi ông còn thấu hiểu về bản chất của sự việc hơn ai hết. Ông Đại nói: “Đến giờ con bé được hơn 3 tuổi rồi. Thỉnh thoảng S. có về thăm con một lúc rồi lại đi ngay. Khổ thân con bé…”.

Trường hợp của S. còn được coi là may mắn, bởi thực tế có nhiều người con gái dân tộc Thái, Mông, Dao… ở các bản, xã khác của Mường Lát vì trót dại mà phải ngậm đắng nuốt cay, ôm tủi nhục vào thân như trường hợp của chị Hà Thị M. ở bản Nàng, Mường Lý, chị Hà Thị Hường ở bản Lìn, Trung Lý.. Nhiều nhất vẫn là ở bản Lát, xã Tam Chung, giờ đây có những câu chuyện buồn về một tục lệ đẹp đã bị lợi dụng. Nhiều chàng trai, cô gái nơi đây đã lợi dụng chính tục “ngủ thăm” để trao đổi tình cảm thông qua những cuộc ngã giá…

Xin trở lại chuyện tại bản Nàng này, khi thấy chúng tôi lên thăm, chị Hà Thị M. 26 tuổi vội vàng bỏ rổ sắn đang tách dở vỏ trên tay lại để mời khách vào nhà. Chị M. trầm ngâm kể về cuộc đời dâu bể của mình. Trước đây, cũng như bao cô gái khác ở bản, lúc đến tuổi xuân thì, vì niềm khao khát của một người bạ‌n tìn‌h lý tưởng. M. đã “ngủ thăm” cùng trai làng ở bản bên cạnh. Hằng đêm, khi cuộc chơi với số đông bạn bè ở quán café thưa dần vì chị say như điếu đổ với anh bạn trai. Nhưng sau cuộc tình say đắm chớp nhoáng, khi biết chị đã mang trong mình giọt máu của mình, người đàn ông phụ bạc kia đã không cưới chị làm vợ mà còn chửi bới và sỉ nhục chị một cách thậm tệ. Nuốt nước mắt vào trong, đã 2 năm nay chị M. đành chấp nhận ở vậy nuôi con trong sự tủi nhục và xấu hổ.

chia tay chị Hà Thị M. chúng tôi tìm đến nhà Hà Thị L., 16 tuổi, ở bản Lìn, thuộc xã Trung Lý, cách đó không xa. Nhìn người đàn bà non trẻ, ngồi ủ rũ ru con phía góc nhà chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Khi chúng tôi hỏi về những câu chuyện riêng tư thuộc về quá khứ, như chạm vào nỗi đau, nước mắt L. ứa ra rồi kể trong tiếng nấc: cách đây hơn một năm, Hà Thị L. là thiếu nữ đẹp nhất bản Lìn này. Nhưng vì mê mẩn tiếng sáo của một chàng trai tận xã Tam Chung nên đã nhận lời “ngủ thăm” rồi trao thân cho hắn. L. nghẹn ngào: “Tưởng hắn yêu miềng (mình) thật lòng nên miềng đã trao thân bao đêm cùng hắn, thế mà khi biết miềng mang bầu là hắn đi khỏi bản biệt tăm…”. Không chỉ riêng trường hợp của chị L. mà nhiều phụ nữ khác thuộc bản Lìn sau những cuộc tình “ngủ thăm” kiểu chớp nhoáng rồi để lại hậu quả khôn lường. Nhiều cô gái phải mang thai rồi nuôi con ở lứa tuổi 15, 16 đồng nghĩa với điều đó là có vô số đứa trẻ được sinh ra mà không biết mặt cha.

Trong hành trình đi tìm nguyên nhân sâu xa của sự “ngủ thăm” biến tướng, chúng tôi được biết, bắt đâu từ khi cây cầu treo nối bản và thị trấn Mường Lát được khánh thành thì “không khí ngủ thăm” bỗng sôi động hẳn lên. Biểu hiện nhất là ngay trong bữa ăn tối ở thị trấn Mường Lát, khi chúng tôi hỏi anh chủ quán về “ngủ thăm, ngủ thật”, anh không ngại ngần mà rằng: “Bây giờ, để ngủ thăm với một cô gái trong các bản không khó nữa và nếu muốn cũng có thể chuyển sang ngủ thật, nhưng điều kiện là phải có tiền. Giá cả cho mỗi lần ngủ thật từ 50.000 đến 100.000, cũng có khi chỉ 40.000 đồng”. Và trong hành trình gặp gỡ những cô gái sơn nữ sẵn lòng “ngủ thật” ấy, chúng tôi đã nhận được không ít những lời mời mọc đầy “ý tứ”, đôi khi cả những câu đề nghị ra giá một cách “hồn nhiên” như vốn có đã vậy.

Nơi để ảnh hưởng đầu tiên và để lại hậu quả nặng nề nhất của tục “ngủ thăm” biến tướng là bản Lát, thuộc xã Tam Chung. Nhiều chàng trai, cô gái nơi đây đã lợi dụng chính tục “ngủ thăm” để “trao đổi” thông qua những cuộc ngã giá rất sòng phẳng. Nam, một trai bản vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm “ngủ thăm” bật mí rằng: “Bây giờ, để ngủ thăm với một cố gái trong bản không khó nữa, và nếu muốn cũng có thể chuyển thành ngủ thật nhưng điều kiện là phải có tiền”. Kể từ khi cây cầu treo nối bản và thị trấn Mường Lát được khánh thành thì không khí ngủ thăm bỗng sôi động hẳn lên.

Mà theo anh Hoàng Lương, trưởng bản Lát, cho biết bản Lát có đến hơn 10 cô gái chuyên cho “ngủ thăm” để… lấy tiền. Họ hoạt động công khai nên dư luận còn biết, chứ kỳ thực con số phát sinh thì khó có ai kiểm soát được, cũng không kiểm soát được, họ có bệnh hay không. Anh Lương cho biết: “Đấy cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nạn tảo hôn, sinh con trước tuổi, ly hôn và nghèo đói. Vì vậy, sắp tới, ngoài những biện pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân, chúng tôi sẽ vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều biện pháp cứng rắn hơn để dần xóa bỏ thực trạng đau lòng này”. Theo đồng chí Phó Công an xã Hoàng Văn Xùm cho biết: “Tam Chung là một trong những điểm nóng về m‌a tú‌y ở Mường Lát. Trước đây toàn xã có tới 72 đối tượng nghiện, nhiều đối tượng nhiễm HIV nên dễ lây nhiễm cho người khác thông qua ngủ thăm”. Biểu hiện này rõ nhất là bản Lát có rất nhiều vụ đau lòng đã xảy ra”.

Còn anh Vũ Hoàng Văn, cán bộ trạm y tế xã Tam Chung than thở rằng: “Để tránh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, công tác tuyên truyền và đặc biệt là các đợt phát ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu miễn phí thường diễn ra nhưng xem chừng người dân không hưởng ứng lắm, nhất là đối tượng thanh niên. Họ thiếu hiểu biết và cũng có những người không muốn biết. Nhiều trường hợp thanh niên sau khi bị tai nạn giao thông, được đưa đi cấp cứu mới phát hiện nhiễm HIV… Nhưng những người trẻ thì xem chừng dửng dưng lắm, có không ít kẻ nóng vội đã bất kể hậu quả, dùng tiền để được đi ngủ thật”.

Còn đó nỗi buồn phiền mang tên “ngủ thật”

Nguy cơ trực tiếp đến “ngủ thăm” thì theo số liệu thống kê sơ bộ của Công an huyện Mường Lát, hiện toàn huyện có khoảng hơn 500 đối tượng nghiện (riêng bản Lát có hơn 200 đối tượng), đa phần đã dính vào tiêm chích m‌a tú‌y. Kẻ nghiện thường tiếp cận để “ngủ thăm” nhưng thực ra là “ngủ thật”, quan hệ tìn‌ּh dụ‌ּc không lành mạnh với các sơn nữ “con nhà lành” và với những sơn nữ cho ngủ để… lấy tiền là rất phổ biển. Các cô sơn nữ này lại “mồi chài” các chàng trai khác “ngủ thăm” và ai có thể đảm bảo được dịch bệnh sẽ không lây lan trên diện rộng. Được biết, công an huyện đã mở nhiều đợt xuống bản, và trong nhiều cuộc họp các bản, bao giờ những sơn nữ hành nghề “ngủ thật” cũng bị đem ra nhắc nhở nhưng rồi họ vẫn “đi lại con đường cũ”. Chính quyền, công an, làm căng thì họ lui vào hoạt động bí mật. Khi lực lượng rút đi thì họ lại tiếp tục lợi dụng phong tục để hành nghề, từ đó tạo đà cho nhiều cô sơn nữ khác đi theo.

Trong khi, tại Mường Lát, các phương thức, chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng trong công tác phòng chống lây nhiễm qua đường tìn‌ּh dụ‌ּc còn hạn chế, sự giáo dục, thuyết phục quần chúng không cao. Trên địa bàn huyện còn thiếu vắng các mô hình chống nạn tảo hôn, quan hệ giới tính lan tràn… Để giữ mãi được sự trong lành của an ninh xã hội, và bản sắc văn hóa, các cơ quan, nhất là cơ quan công an phải phối hợp với đoàn thanh niên để đưa ra thông điệp về kiến thức tình bạn, tình yêu và tìn‌ּh dụ‌ּc an toàn lành mạnh tới thanh niên, như thế mới mong trả lại sự lành mạnh cho bản làng và tìm lại những đêm ngủ thăm sự thơ mộng và nồng say!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật