Vẫn tiếp tục “cơn lốc” giá vàng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không ai nghĩ vàng có thể vượt ngưỡng 30 triệu đồng/lượng thế mà sau khi xác lập ngưỡng giá này vào ngày 17/10, giá vàng liên tiếp giữ mức giá 30 triệu đồng/ lượng cho cả mua vào và bán ra và sáng nay trong nước, giá vàng lại xác lập giá mới gần 30,5 triệu đồng/lượng.
Vẫn tiếp tục “cơn lốc” giá vàng
Ảnh minh họa

Có thể nói rằng trong vòng 10 năm qua, đây là thời kỳ giá vàng đạt cao nhất mọi thời đại, tăng gấp 5 lần và đạt mức cao nhất vượt ngưỡng 1.300 USD/oz vào sáng nay 25/09. Giới đầu tư dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục leo thang trong khoảng thời gian từ nay tới cuối năm. Thậm chí nhiều người còn khẳng định rằng, nếu tính tới tỷ lệ lạm phát, trong vài năm tới giá vàng có thể lên tới 2.250 USD/ounce.

Sự tăng giá vàng trên thế giới đã tăng tốc giá vàng trong nước liên tiếp trong mấy tuần nay. Theo kết quả điều tra, từ cuối tuần trước tới nay, giá vàng trong nước đã tăng chừng 600.000 đồng/lượng. So với thời điểm đầu tháng, giá vàng đã đắt hơn 1,3 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước tuần nay tăng 2% cao hơn so với mức tăng 1,7% giá vàng trên thế giới. Đây đã là tuần tăng giá thứ 8 của vàng giao.

Kể từ sau khi xác lập ngưỡng giá 30 triệu đồng/lượng, giá vàng trong nước ngày nào cũng xác lập đỉnh giá mới. Sỡ dĩ giá vàng tiếp tục níu giữ mức giá kỉ lục tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới là do một  số thông tin bất lợi về kinh tế Mỹ trong thời gian qua…

Nguyên nhân chính của “cơn lốc” giá vàng

Vàng không thể sánh được với kim cương nhưng thứ kim loại này vẫn lên ngôi cao trong các cuộc khủng hoảng bởi vì một lý do rất đơn giản là nó có thể khống chế được tâm lý của người dân. Vàng là đơn vị tiền tệ toàn cầu trong hơn 2.500 năm. Nó có vai trò to lớn trong mọi ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa…Người dân sẵn sàng tích trữ kim loại quý này dù giá có tăng hay giảm. Nay giá vàng liên tiếp tăng và theo dự đoán sẽ còn tăng cho đến cuối năm, vì thế người dân đổ xô đi mua và bán vàng là điều dễ hiểu.

Đấy là xét về khía cạnh tâm lý người mua và bán. Còn nhìn dưới góc độ của quy luật phát triển kinh tế có thể thấy giá vàng tăng bởi tỷ lệ lạm phát đang tăng vọt.

Những năm cuối thập niên 70 là minh chứng rõ nhất. Đây chính là giai đoạn mà giá vàng tăng liên tục trong thời gian dài. Nguyên nhân là nền kinh tế toàn cầu chao đảo bởi sự leo thang chóng mặt của giá dầu mỏ. Giá dầu tăng khiến tỷ lệ lạm phát vọt lên rất nhanh. Vào tháng 1/1980, giá vàng đạt mức cao nhất trong giai đoạn từ đó trở về trước: 850 USD/ounce.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia cho biết, vàng đạt mức giá kỷ lục mọi thời đại trong tháng 9/2010 là từ khi có thông tin FED (Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ) tiếp tục hỗ trợ kinh tế Mỹ bằng cách gia tăng chính sách “nới lỏng có định lượng”. IMF cho rằng chính sách này của FED dường như chưa thể giúp cường quốc kinh tế Mỹ chữa trị suy thoái, trong khi chính phủ các quốc gia châu Âu vẫn đang tiếp tục mua vào trái phiếu nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế. Điều này làm đồng đô la Mỹ mất giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền chính.

Thêm vào đó, là sự can thiệp của Chính phủ Nhật vào tỷ giá đồng yên bằng cách bán mạnh đồng tiền này (thông tin cho biết Nhật đã bán ra từ 200-300 tỉ yên để mua vào đô la Mỹ). Đồng yên giảm mạnh thúc đẩy giới đầu tư chuyển sang vàng góp phần đưa giá đi lên (đồng yên vốn cũng được xem là nơi trú ẩn an toàn cùng với vàng).

Ngoài ra cơn lốc giá vàng càng ngày càng tăng tốc còn bởi vì các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới vẫn duy trì lãi suất thấp đối với các đồng tiền của mình trong nhiều tháng nay và tăng cường đa dạng hóa dự trữ ngoại hối của họ, trong đó vàng đóng vai trò chủ đạo.

Đêm qua, có lúc giá vàng thế giới tại thị trường Mỹ đã chạm ngưỡng kì vọng 1.300 USD/ounce. Như vậy, đầu tuần này, giá vàng liên tiếp lập các kỷ lục mới. Chính những lo lắng về đà hồi phục kinh tế là yếu tố chính kích thích sức hấp dẫn của thứ kim loại này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật