Cận cảnh “siêu hàng không mẫu hạm“ Mỹ trên biển Đông

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngắm những hình ảnh mới nhất từ tàu sân bay USS George Washington do phóng viên PV ghi lại, sau khi tàu này vào Biển Đông.
Cận cảnh “siêu hàng không mẫu hạm“ Mỹ trên biển Đông
Cận cảnh 'siêu hàng không mẫu hạm' Mỹ trên biển Đông

Ngày 8/8, nhận lời mời của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam đã có chuyến thăm tàu sân bay USS George Washington đang ở vùng biển quốc tế, cách TP. Đà Nẵng (Việt Nam) chừng 200 dặm.

Có mặt trong đoàn, phóng viên PV đã ghi lại những hình ảnh về tàu sân bay nổi tiếng này của Mỹ.

Boong phía trước mũi tàu USS George Wasington ngày 8/8/2010, ngoài khơi biển Đà Nẵng (Việt Nam).

USS G.W di chuyển chậm tại vùng biển ngoài khơi TP. Đà Nẵng (Việt Nam), và đã có những tập luyện cất và hạ cánh của lực lượng không quân tại vùng biển này.

Hạ thủy ngày 21/7/1990, tàu sân bay USS George Washington (G.W), được đưa vào sử dụng từ 4/7/1992. Sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân làm nhiên liệu, cho phép G.W có thể hoạt động liên tục gần 18 năm mới phải nạp lại nhiên liệu.

Toàn cảnh tàu sân bay USS George Washington

Hàng không mẫu hạm G.W có 4 hệ thống phóng máy bay, với khoảng 75 chiếc. Trên tàu có 3.360 phòng nghỉ, đủ sức phục vụ cho thủy thủ đoàn lên tới hơn 6.000 người với số lượng 18.000 suất ăn phục vụ mỗi ngày. Hệ thống lọc nước biển thành nước ngọt hằng ngày của G.W có công suất hơn 1,5 triệu lít, đủ dùng cho 2.000 hộ gia đình.

Chỉ huy tàu G.W, Đại tá David A.Lausman cho biết, việc USS G.W xuất hiện tại Biển Đông lần này là một trong những hoạt động kỉ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước, trong bối cảnh ngày càng có nhiều mối quan tâm chung về tình hình an ninh khu vực.

Việc tàu USS George Whasington neo đậu ngoài khơi vùng biển Đà Nẵng đã thu hút sự quan tâm của cả trong và ngoài nước. Trong ảnh lời tạm biệt sau cuộc tiếp xúc, thăm viếng tàu sân bay G.W giữa các sỹ quan quân đội Việt Nam với phía hải quân Mỹ, tại sân bay Đà Nẵng lúc 14h45’ chiều 8/8/2010.

Ông A.Lausman nói thêm, Mỹ luôn ủng hộ và bảo vệ quyền tự do thông thương hàng hải. Với nước Mỹ, Biển Đông là vùng biển quốc tế, các quốc gia đều có quyền và nghĩa vụ đảm bảm an ninh hàng hải trên vùng biển này.

Kết thúc chuyến viếng thăm tàu USS G.W chiều ngày 8/8, Đô đốc Ron Horton (Tư lệnh phụ trách hậu cần hạm đội Thái Bình Dương) nói với những sỹ quan quân đội Việt Nam rằng, ông mong muốn phía Mỹ và Việt Nam trong thời gian tới tiếp tục phát huy hơn nữa việc hợp tác, đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và tìm kiếm cứu nạn thiên tai trên vùng biển Đông.

Tàu sân bay USS George Washington, nhìn từ đài chỉ huy.

Trên tàu G.W, hiện có sự phục vụ của khá nhiều người Mỹ gốc Việt. Trong ảnh lớn (trái) là Nguyễn Lee (SN 1982), có 8 năm phục vụ trong lực lượng Hải quân Mỹ, 3 năm phục vụ trên tàu G.W. Lee rời VN năm 8 tuổi, hiện sống ở California. Ảnh phải từ trên xuống: Lực lượng hải quân Mỹ trên tàu G.W chào đón đoàn công tác Việt Nam. Sỹ quan, thủy thủ trên tàu G.W đang hướng dẫn phóng viên về tính năng vũ khí trên khoang chứa máy bay của tàu. Mỗi một lần hàng không mẫu hạm G.W di chuyển, luôn có các chiến hạm bảo vệ xung quanh và tàu ngầm dưới đáy đại dương. 

Chuẩn bị cho máy bay cất cánh trên đường băng tàu G.W. Trên tàu G.W, có 4 hệ thống phóng máy bay như thế này.

Một máy bay đang hạ cánh xuống đường băng. Việc hạ cánh của máy bay trên tàu sân bay phải sử dụng hệ thống móc. Theo quan sát hiện trường, có 4 dây móc như vậy được rải đều trên bề mặt, để máy bay hạ cánh.

Tốc độ khi dừng của máy bay khi hạ cánh xuống đường băng trên tàu sân bay được hãm tốc rất đột ngột. Khi hạ cánh xuống tàu G.W, chúng tôi gần như bị giật mạnh dán chặt vào lưng ghế khi máy bay dừng lại cuối đường băng.

Hệ thống cáp móc giữ cho máy bay dừng lại đột ngột...

... thậm chí khiến mũi máy bay gần như chúi nhào về phía trước. Để cất và hạ cánh xuống đường băng trên tàu sân bay, phải là những phi công "cao thủ".

Hệ thống ra đa trên tàu sân bay USS George Washington.

Đây là phòng tác chiến điện tử, được xem như là "bộ não" chỉ huy của siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington.

Còn đây là phòng điều phối lịch bay, cất cánh, hạ cánh.... chỉ huy toàn bộ hoạt động trên boong tàu G.W.

Chỉ huy tàu USS George Washington, Đại tá David A.Lausman trên phòng chỉ huy của con tàu.

Khoang chứa máy bay và vũ khí trên tàu sân bay G.W. Theo thiết kế, tàu sân bay G.W có thể chứa 75 chiếc máy bay như thế này.

Cuộc trao đổi ngắn của những thủy thủ trên boong tàu G.W ngày 8/8/2010. Kính bảo hiểm, áo phao và mũ bảo hiểm gắn cách âm bảo vệ tai là những trang bị phải tuyệt đối tuân thủ khi xuất hiện trên boong tàu G.W.

Một màn bay biểu diễn ngay sát hệ thống ra đa của các phi công trên tàu G.W. Lực lượng không quân trong hải quân Mỹ có chỉ huy riêng.

Đường băng hạ cánh từ đuôi tàu G.W.

Có hơn 5.000 thủy thủ đang phục vụ trên tàu G.W tại thời điểm tháng 8/2010. Theo chỉ huy tàu cho hay, họ đều còn rất trẻ, khoảng từ 20-22 tuổi.

Một tốp máy bay đang tập luyện trên Biển Đông.

Đây là vị trí quan sát cao nhất trên tàu sân bay G.W. Đường băng được thiết lập dọc theo thân tàu. Mỗi khoảng cách được phân định bằng các vạch kẻ rất rõ. Chúng tôi được khuyến cáo tuyệt đối không được vượt qua vạch kẻ đỏ-trắng dọc đường băng. Có lỡ đi khỏi khu vực giới hạn, ngay lập tức có người kéo thắt lưng giữ lại.

Bữa ăn trưa trên tàu G.W. Đây là trang phục của lính không quân trên tàu. Tất cả họ đều cười rất hiền từ khi gặp khách lạ trên tàu, dù đang nghỉ ngơi hay đang làm nhiệm vụ. Mỗi ngày, bếp ăn của tàu G.W phải chuẩn bị đủ 18.000 suất ăn. Với số lượng hơn 6.000 người, có thể gọi G.W như một hòn đảo thép di động trên đại dương.

Là con tàu thứ sáu thuộc lớp Nimitz và là con tàu thứ tư của hải quân Mỹ được mang tên vị tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, hợp đồng triển khai G.W được bắt đầu vào ngày 27/12/1982 tại nhà máy đóng tàu Newport News. 

Khung tàu hoàn thành ngày 25/8/1986 và được đệ nhất phu nhân Mỹ lúc bấy giờ Barbara Bush làm lễ hạ thuỷ ngày 21/7/-1990, hai năm trước khi con tàu được biên chế tại căn cứ hải quân Norfolk ngày 4/7/1992. Tuy nhiên, chuyến hải hành đầu tiên của G.W diễn ra vào năm 1994 nhân lễ kỷ niệm 50 năm ngày D-Day, ngày quân đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Được ví như một căn cứ quân sự trên biển, G.W dài 332,84m, rộng 83,82m, cao 74,37m, tương đương một toà nhà 24 tầng và có diện tích "siêu khủng" tới hơn 18.000m². 

Tàu sân bay nguyên tử lừng danh này có thể chứa 75 máy bay hiện đại bao gồm F/A-18E/F, F/A-18A/C, E-2C và sử dụng 4 thang máy rộng 360,46m2 mỗi chiếc để chuyển máy bay từ kho chứa lên sân đỗ. Với tải trọng khổng lồ: lượng choán nước khi đủ tải tác chiến lên tới 98.555,88 tấn, G.W có thể mang theo 6.250 thuỷ thủ.

Đường băng trên boong tàu cho thấy lý do tại sao G.W được mệnh danh là "niềm tự hào của Hạm đội 7": Chiều dài đường băng là 332,84m; chiều rộng đường băng là 83,82m.

4 trung tâm xử lý nước của con tàu khổng lồ này có thể cung cấp 1,5 triệu lít nước trong khi dịch vụ chế biến phục vụ 18.000 xuất ăn mỗi ngày. 3.360 gian phòng trên tàu G.W tiêu thụ tới 3319,4 tấn không khí được điều hoà, tức là đủ để làm mát cho 2.000 ngôi nhà.

Hệ thống liên lạc trên G.W được trang bị 2.000 máy điện thoại. Hệ thống chiếu sáng gồm 30.000 bóng đèn. Số lượng dây cáp được sử dụng trên siêu hàng không mẫu hàm này lên tới 2.252,6km. Toàn bộ khối lượng thép được sử dụng để kết cấu nên con tàu này nặng tới 60.962 tấn.

Động cơ của con tàu sử dụng nhiên liệu từ hai lò phản ứng hạt nhân A4W, bảo đảm hoạt động trong hành trình dài 3 triệu hải lý trước khi phải tiếp liệu, để điều khiển 4 bánh lái đường kính 6,7m/ chiếc, nặng 30.054kg mỗi chiếc đưa tàu sân bay hiện đại này rẽ sóng đại dương với tốc độ hơn 30 hải lý/ giờ.

Hai mỏ neo không cán Mark II nặng 30,48 tấn mỗi chiếc sẽ làm nhiệm vụ của mình khi G.W neo đậu. Niềm tự hào của hải quân Mỹ được trang bị hai hệ thống đánh chặn tên lửa 20mm Phalanx CIWS và 2 hệ thống phóng tên lửa Sea Sparrow SAM.

Sau khi bị "bà hoả" hỏi thăm ở ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ và tiêu tốn 70 triệu USD để sửa chữa thiệt hại ở San di‌ego, California, tháng 5-2008, G.W chuyển tới ngôi nhà mới tại Yokosuka, Nhật Bản ngày 24/9/2008 trong cả sự chào đón và phản đối của người dân địa phương.

"Ngôi sao Hạm đội 7" đã nhận được nhiều giải thưởng về những tính năng hiện đại của nó như Battenberg Cups vào những năm 1997, 2000 và Battle "E" năm 1994, 1997, 2000 và 2002, đồng thời thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo vệ an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật