Phát hiện đường dây làm passport giả ở Ấn Độ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vấn đề gây sự chú ý cho các cơ quan chính quyền Ấn Độ liên quan đến 10 hành khách trên chuyến bay định mệnh trong tháng 5: họ sử dụng passport không phải của chính mình để du hành. Vụ việc được phát hiện bất ngờ này đã dẫn đến một cuộc điều tra rộng lớn khắp Ấn Độ ngay sau đó. Rõ ràng là một số địa chỉ đã bị làm giả và nhiều ảnh chụp trên passport không trùng khớp với người sử dụng chúng...
Phát hiện đường dây làm passport giả ở Ấn Độ
hiện trường xác máy bay của hãng Air India Express gặp nạn ngày 22/5/2010.

Sau khi chuyến bay từ Dubai của Hãng Hàng không Ấn Độ Air India Express hạ cánh vượt quá đường băng ở Mangalore, Ấn Độ, và bốc cháy làm thiệt mạng 158 hành khách cùng với phi hành đoàn trên máy bay vào ngày 22/5/2010, báo chí Ấn Độ bắt đầu đăng tải nhiều câu chuyện về tính an toàn hàng không cũng như nhiều sai sót của hãng Vận tải đường không của nước này. Nhưng sau khi danh tính và số passport của những người chết được phát nhanh trên màn hình tivi cả nước Ấn Độ, tức thì một vụ bê bối khác được phơi bày: đó là hoạt động kiếm tiền phi pháp bằng passport giả mạo.

Vấn đề gây sự chú ý cho các cơ quan chính quyền Ấn Độ liên quan đến 10 hành khách trên chuyến bay định mệnh trong tháng 5: họ sử dụng passport không phải của chính mình để du hành. Vụ việc được phát hiện bất ngờ này đã dẫn đến một cuộc điều tra rộng lớn khắp Ấn Độ ngay sau đó. Rõ ràng là một số địa chỉ đã bị làm giả và nhiều ảnh chụp trên passport không trùng khớp với người sử dụng chúng.

Ở Các tiểu Vương quốc Arập  thống nhất (UAE),  Shavanas Mammed Koya 27 tuổi đã bị sốc dữ dội khi người thân trong gia đình và hàng xóm bắt đầu gọi điện thoại nói lời chia buồn trước cái chết của... chính khách. Anh nói với tờ National xuất bản ở UAE: "Tất cả bạn bè của tôi ở đây (UAE) đều nhận được điện thoại từ người thân của tôi ở Ấn Độ báo tin là tôi đã chết trong tai nạn máy bay. May mắn là tôi có nói chuyện với vợ vào buổi sáng, trước khi có tin về vụ tai nạn máy bay, cho nên cô ấy biết tôi vẫn còn sống".

Số passport của Koya được lập với tên Abdul Samad của một người nào đó đã chết trong tai nạn máy bay ngày 22/5/2010. Nhưng Koya chưa bao giờ rời khỏi UAE hay có bất cứ kế hoạch du hành nào.

Koya sau đó đã gửi đơn khiếu nại tới lãnh sự quán Ấn Độ và cơ quan này đã xác định anh không rời khỏi UAE vì thế anh hoàn toàn có quyền hợp pháp sở hữu passport đang nói đến. Vụ việc xảy ra cho Koya đã dẫn đến việc cảnh sát Ấn Độ điều tra phát hiện một doanh nghiệp lớn nhưng làm ăn phi pháp có tên là "Tòa đại sứ Kasargod" ở khu vực miền bắc Kerala, một bang miền tây nam Ấn Độ.

"Tòa đại sứ Kasagod" là doanh nghiệp phi pháp làm giả passport rồi sau đó đem bán cho những công nhân nghèo khổ ở Vùng Vịnh. Bọn người làm giả passport bằng cách thay ảnh chụp và đóng dấu thị thực với nhiều thời gian cư trú khác nhau và sau đó đem bán với giá khoảng 1.360USD. Nhiều cơ sở sử dụng lao động ở UAE đỡ đầu và giúp công nhân của họ lên được chuyến bay rồi sau đó giữ passport của những người lao động này như một biện pháp giữ chân họ để họ không thể đến làm việc nơi khác hoặc bay sang nước khác.

Nếu những công nhân lao động ở nước ngoài này làm việc bất hợp pháp và vi phạm nhiều lần, họ sẽ không được trả lại passport. Trong khi đó passport làm giả không chỉ cho phép người lao động ở Ấn Độ bay đến vùng Vịnh mà còn giúp những công nhân lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi trở về quốc gia của họ.

Theo thông tin của truyền thông thì 39 người trong số những hành khách của chuyến bay gặp nạn là khách hàng của "Tòa đại sứ Kasagod" ở Kerala, và có khả năng họ là dân nhập cư nghèo từ các vùng thôn quê của Ấn Độ. Abdul Samad, người du hành với passport của Koya, là công nhân không có việc làm ổn định ở Dubai và đây là lần đầu tiên bay về quê nhà Ấn Độ của mình. Do tình trạng chết cháy không nhận diện được th‌i th‌ể cho nên nhà chức trách phải tiến hành phân tích ADN  để xác định nhân dạng của các nạn nhân.

Do liên quan đến vấn đề sử dụng passport làm giả, nên số tiền bồi thường mà các gia đình nạn nhân yêu cầu có thể bị ảnh hưởng. Được biết ngoài số tiền được bang và chính quyền liên bang phê chuẩn, các nạn nhân sẽ nhận được 145.000USD tiền bồi thường từ Hãng Hàng không Air India Express, theo tiêu chuẩn của hàng không quốc tế. Các nhà chức trách Ấn Độ tin rằng, không chỉ có passport mà cả visa cũng bị giả mạo.

Trong một bức thư gửi cho Cơ  quan nghiên cứu của Ấn Độ, một quan chức của Cao ủy Canada ở New Delhi viết: "Theo như tôi biết, không có giấy tờ tùy thân nào ở Ấn Độ mà không bị biến đổi hay giả mạo thường xuyên. Ngay khi gửi những loại giấy tờ này đi xác minh, chúng tôi cũng không chắc chắn được "người xác minh" đã không nhận tiền hối  lộ để nói cho chúng tôi biết giấy tờ là thật".

Khoản tiền phi pháp kiếm được từ buôn bán passport làm giả rất lớn đã khiến loại giấy tờ này trở thành mặt hàng hấp dẫn cho bọn tội phạm. Số tiền phạt tối đa dành cho loại tội phạm này là khoảng 260USD, theo Luật Ấn Độ về passport. Nhưng việc buôn bán passport giả mạo mang về cho bọn tội phạm khoản tiền gấp 5 lần tiền phạt. Đó là lý do khiến hoạt động phi pháp này ở Ấn Độ vẫn ngang nhiên tồn tại và ngày càng bành trướng.

Passport giả mạo không chỉ được bán cho những người lao động nghèo khó bay ra nước ngoài tìm việc làm để nuôi sống bản thân và gia đình tại quê nhà, mà loại giấy tờ này còn được sử dụng trong mạng lưới buôn người và trợ giúp cho bọn khủ‌ng b‌ố. Trong khi trước đây passport được làm giả hoàn toàn, nhưng do các biện pháp dò tìm phát hiện những passport giả như thế trở nên chặt chẽ hơn, ngày nay bọn tội phạm chuyển sang cách mạo tên người khác và thay thế ảnh chụp trong việc làm giả loại giấy tờ này.

Các passport gốc phần nhiều xuất phát từ các cơ quan tuyển lao động và du lịch, những đơn vị có được chúng từ những khách hàng đến gặp họ để lấy visa. Những cơ quan này đem bán các passport thật này cho bọn làm giả giấy tờ rồi sau đó nói với khách hàng rằng passport của họ đã bị thất lạc.

Theo tờ Times of India, trong hai tháng 1 và 2/2010, cảnh sát Sahar ở Mumbai đã bắt giữ 124 người liên quan đến những vụ việc passport và visa làm giả. Cảnh sát Sahar phát hiện 2 passport giả mạo trong một ngày và con số vụ việc càng tăng lên trong vài tháng gần đây. Khoảng 10.000 passport giả mạo - được làm giả hoàn toàn hoặc chỉ thay ảnh chụp khác - đã bị tịch thu trong 16 năm qua và được lưu giữ ở đồn cảnh sát Sahar.

tai nạn máy bay của Hãng Hàng không Air India Express xảy ra cùng thời gian với UAE cố gắng thắt chặt an ninh vùng biên giới. Nhưng, theo nhận định của các chuyên gia an ninh, chừng nào còn những người lao động nghèo khó muốn bay ra nước ngoài làm việc thì hoạt động phi pháp làm giả passport vẫn còn tồn tại

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật