Tàu ngầm hạt nhân Mỹ làm gì tại châu Á-Thái Bình Dương?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lúc giới quân sự Trung Quốc đang chỉ trích cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn dự kiến được tiến hành tại Hoàng Hải, 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Mỹ đã lần lượt xuất hiện ở 3 hải cảng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tuần qua.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ làm gì tại châu Á-Thái Bình Dương?
Tàu ngầm hạt nhân Michigan

Tàu ngầm hạt nhân Michigan đã tới cảng Busan của Hàn Quốc, tàu ngầm hạt nhân Ohio đã tới quân cảng Subic của Philippines, trong khi tàu ngầm hạt nhân Florida có mặt tại căn cứ quân sự của Mỹ tại di‌ego Garcia thuộc quần đảo Chagos Archipelago trên Ấn Độ Dương.

Sự hiện diện của các tàu ngầm hạt nhân này không chỉ phản ánh sự gia tăng hoạt động tàu ngầm của Mỹ tại Đông Á, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa. Đây được xem là đợt phô diễn sức mạnh quân sự hiếm thấy của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Giới quân sự Mỹ một mực nói rằng sự xuất hiện của 3 tàu ngầm hạt nhân trên tại Đông Á là một phần trong kế hoạch hoạt động lâu dài và không tạo ra sự uy hiế‌p đối với bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, hành động của Hải quân Mỹ rõ ràng không thể không bị Bắc Kinh đặc biệt theo dõi.

Chuyên gia hải quân Trung Quốc Lý Kiệt cho biết một cụm tàu sân bay của Mỹ thường có 10 chiếc - gồm 1 tàu sân bay, 2 chiến hạm có trang bị tên lửa, 2 tàu khu trục có trang bị tên lửa, 1 tàu khu trục, 2 tàu ngầm tấn công có động cơ hạt nhân và 1 tàu chi viện nhanh.

Xét theo quy luật hoạt động của cụm tàu sân bay, việc tàu ngầm động cơ hạt nhân xuất hiện trước ở Hàn Quốc có khả năng là tiền trạm cho tàu sân bay USS George Washington.

Ngoài cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn nói trên, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương (từ tháng 6/2010 đến nay) cũng diễn ra hai cuộc tập trận quy mô lớn, đều tập trung vào các vùng biển xung quanh Trung Quốc, đó là cuộc tập trận “Vostok-2010” của Nga tại Viễn Đông và “Vành đai Thái Bình Dương” tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Hawaii của Mỹ với sự tham gia của 14 nước.

Các chuyên gia cho rằng sự xuất hiện bất thường của cả 3 tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có liên quan mật thiết đến các cuộc diễn tập trên.

Tàu ngầm hạt nhân Ohio

Giới phân tích cho biết cả 3 chiếc tàu ngầm lớp “Ohio” này trong lần nâng cấp mới đây nhất đều đã dỡ bỏ các tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thời chiến tranh Lạnh, thay vào đó là các loại vũ khí khác, nâng cấp hệ thống cảm ứng tình báo và trang bị lượng lớn tên lửa hành trình Tomahawk có thể tấn công các mục tiêu trên đất liền.

Cả 3 tàu ngầm hạt nhân trên có thể mang tổng cộng 462 quả tên lửa hành trình Tomahawk, điều này giúp cho khả năng tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Hạm đội Thái Bình Dương đóng tại Nhật Bản có thể tăng lên 60%. Mặc dù sự di chuyển của các tàu ngầm hạt nhân này không được đưa tin rùm beng, song mọi thông tin về sự hiện diện của chúng đều được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.

Tàu ngầm hạt nhân Florida

Theo các chuyên gia quân sự châu Á, bất kỳ ai cũng đều có thể nhận thấy một điều rằng hơn 460 quả tên lửa hành trình Tomahawk thực sự là một hỏa lực lớn. Điều này cho thấy Mỹ không chỉ quyết tâm duy trì vị trí chủ đạo về quân sự tại châu Á mà còn muốn các nước trong khu vực phải chấp nhận điều này.

Các nhà phân tích cho rằng một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore và Australia đều đang ngấm ngầm hối thúc Mỹ cần thể hiện sự “quan tâm đặc biệt” đối với khu vực trong bối cảnh hải quân một số nước ngày càng táo bạo và thể hiện tham vọng lớn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật