Foxconn có làm dân Trung Quốc ghét iPad?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng chục người Trung Quốc đã biểu tình trước trụ sở chính của Foxconn, công ty điện tử Đài Loan chuyên lắp ráp iPad của Apple, sau một loạt vụ t‌ּự t‌ּử xảy ra tại các nhà máy sản xuất của nó trong năm nay.
Foxconn có làm dân Trung Quốc ghét iPad?
Nhóm học sinh, nghiên cứu sinh Trung Quốc đốt hình nộm sản phẩm của Apple trong một cuộc biểu tình gần trụ sở Foxconn tại Hồng Kông (Ảnh: Getty Image).

Trong vòng 5 tháng qua, 11 công nhân Trung Quốc làm việc tại khu nhà xưởng Long Hoa khổng lồ ở tỉnh Quảng Đông đã tự sát. Vụ việc gần đây nhất diễn ra vào sáng thứ Hai (24/5), khi Lý Hải, một lao động 19 tuổi người Hồ Nam, đã nhảy xuống từ nóc ký túc xá. Trước đó chỉ vài ngày, một nam công nhân 21 tuổi cũng nhảy xuống từ nóc một khu nhà xưởng 4 tầng, và ngày 14/5 hai nam công nhân đã làm điều tương tự. 11 cái chết này được cho là có liên quan đến việc Apple chuẩn bị cho ra mắt iPad ở thị trường Anh vào cuối tuần này.

Long Hoa của Foxconn (nơi có 300.000 công nhân lắp ráp hàng điện tử cho Apple, Sony, Nintendo, Dell và Nokia) là nhà máy lớn nhất thế giới, chịu trách nhiệm hơn 25% trên tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Nó được đặt ở thành phố Thâm Quyến – trước là làng đánh cá, giờ đã trở thành một trong những thủ đô của ngành công nghiệp sản xuất toàn thế giới.

Cái chết của Lý Hải đến chỉ một ngày sau khi Foxconn thừa nhận rằng nó đã không chú ý đến phúc lợi của người lao động, và hứa sẽ thuê hơn 2.000 chuyên gia trị liệu để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đội ngũ hàng trăm nghìn công nhân nhà máy.

Ông Terry Gou, người đã sáng lập Foxconn từ năm 1974, cho hay: “Chúng tôi không phải nhà máy bóc lột sức lao động. Chúng tôi đang làm rất nhiều việc mỗi ngày và tin tưởng rằng tình hình sẽ sớm ổn định. Để quản lý tổng cộng 800.000 lao động sản xuất là rất khó.”

Có chuyên gia đã so sánh và đưa ra nhận định rằng các trường hợp t‌ử von‌g trong lớp công nhân trẻ của Foxconn hoàn toàn phù hợp với tỷ lệ t‌ּự t‌ּử ở thanh niên Trung Quốc, mỗi tội tốc độ phát triển của nó hơi nhanh hơn một chút. Nhưng lập luận này ngay lập tức bị phủ nhận.

Giáo sư Tâm lý Jin Shenghua tại đại học Bắc Kinh nói: “Anh không thể so sánh trường hợp này với tỷ lệ t‌ּự t‌ּử trung bình của quốc gia mà chỉ có thể so sánh nó với tình hình ở các nhà máy tương tự. Khi nó nhảy lên một nhanh chóng, đó là biểu hiện đáng báo động.”


Đại diện tuyển dụng (tay cầm loa, ngoài cùng bên trái) và những người lao động trẻ đến xin việc bên ngoài nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nơi 11 công nhân đã tự sát (Ảnh: AP).

Điều xảy ra ở Foxconn đang đặt ra một câu hỏi lớn về tính bền vững của mô hình sản xuất phổ biến ở Trung Quốc – dùng quy mô lớn, lượng lao động khổng lồ, làm việc không ngừng nhiều giờ để đạt cho được lợi thế cạnh tranh.

Theo số liệu của riêng của Foxconn, có khoảng 5% công nhân tại Long Hoa (15.000 người) bỏ việc mỗi tháng. Một phóng viên của báo Southern Weekend, người đã có 28 ngày lén xâm nhập vào các dây chuyền sản xuất tại Long Hoa, cho hay: công nhân đến đây với ước mơ cải thiện cuộc sống, nhưng họ đã phải đối mặt với mức lương thấp và cảm giác bị bỏ rơi trong nhà máy bao la.

Xin Lu, một công nhân 24 tuổi có bằng đại học, người đã t‌ּự t‌ּử ngày 6/5, viết trong nhật ký: “Tôi đến công ty này vì tiền, nhưng sau đó nhận ra rằng công việc ở đây là lãng phí cuộc sống của tôi, tương lai của tôi. Tôi đã sai lầm ngay bước đầu tiên bước vào cuộc sống dành cho người lớn. Tôi đã thất bại.”

Trước phản ứng của người dân Trung Quốc với Foxconn - đối tác sản xuất iPad và iPhone lớn nhất, Apple đã từ chối đưa ra bình luận.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật