Ngành dầu mỏ Iraq có khiến Trung Đông “dậy sóng”?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hãng thông tấn Reuters tại Baghdad (Iraq) ngày 9/12 đưa tin, nếu Iraq thành công trong việc tăng gấp đôi sản lượng dầu mỏ, sự cân bằng chính trị ở Trung Đông sẽ thay đổi. Như vậy, khi ngành công nghiệp dầu mỏ Iraq trỗi dậy, Ả rập Saudi – cường quốc dầu mỏ thuộc phái Hồi giáo Sunni và Iran cùng phái Hồi giáo Shiite với Iraq sẽ càng cảm thấy rõ hơn mối đe dọa từ Iraq.
Ngành dầu mỏ Iraq có khiến Trung Đông “dậy sóng”?
Ảnh minh họa

Hiện, Iraq đang hy vọng đứng trong đội ngũ 3 nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới, do đó, nếu Baghdad và Tehran cùng nhất trí áp dụng chính sách cung ứng dầu mỏ chung, thì  việc này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cho phái Hồi giáo Shiite trong nội bộ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC.

Song, điều này lại gây bất mãn cho Ả rập Saudi, bởi vì từ khi nhà độc tài phái Hồi giáo Sunni - Saddam Hussein bị hạ bệ, Ả rập vẫn cảm thấy nghi ngờ về ưu thế chính sách mà đa số phái Shiite của Iraq đã giành được. Các cuộc tranh chấp nội bộ OPEC sẽ gia tăng, từ đó sẽ làm hỏng hình ảnh một nội bộ yên ả mà tổ chức này vẫn đang nỗ lực xây dựng.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ Iraq có thể sẽ gây căng thẳng trong quan hệ hai nước Iran – Iraq, bởi do việc này sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài tiềm năng  ra khỏi Iran. Bên cạnh đó, nếu việc này đẩy giá dầu đi xuống, sẽ khiến Tehran mất đi nguồn vốn cần thiết, từ đó sẽ gia tăng những bất ổn xã hội cho Iran.

Iraq hy vọng mỗi ngày ít nhất sẽ tăng sản lượng dầu mỏ lên 4,5 triệu thùng. Nguồn thu ngoại tệ này cũng sẽ giúp tăng cường sức mạnh kinh tế choIraq, tiếp tục giúp Baghdad có đủ khả năng thách thức lại những ảnh hưởng của Iran trong thế giới phái Shiite.

“Sự phát triển của Iraq là không thể tránh khỏi. Sự cân bằng sức mạnh quốc gia sẽ không thay đổi ngay lập tức, nhưng sự thay đổi này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, khi đó, Iraq và các nước láng giềng cần phải xử lý cẩn thận các vấn đề hóc búa có liên quan”, ông Gala Riana – nhà phân tích của Công ty tư vấn HS Global Insight phân tích.

Đầu tư dầu mỏ

Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran và Iraq bị suy tàn trong nhiều năm và hai nước đều cần phải có một khoảng tiền đầu tư khổng lồ. Iraq đã mở cảnh cửa lớn mời chào các doanh nghiệp năng lượng toàn cầu. Mặc dù điều kiện có phần hà khắc, nhưng vẫn có ưu thế trong việc thu hút hàng tỷ USD đầu tư, dành để khai thác các mỏ dầu với quy mô lớn chưa từng có.

Song trước mắt, vị tổng thống mới tái đắc cử của Iran, Mahmoud Ahmadinejad vẫn phải đối mặt với nhiều áp lực chính trị và xã hội to lớn, thêm vào đó là cuộc chiến tranh tại Iraq, Tehran sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút đầu tư.

Điều tồi tệ hơn đó là, các doanh nghiệp phương Tây do những cấm vận chính trị mà từ chối hợp tác với Iran, để có được vốn và công nghệ, Iran sẽ quay sang các doanh nghiệp quốc doanh của châu Á.

 “Sao phải đầu tư vào Iran? rủi ro quá lớn do các lệnh trừng phạt và các nhân tố chính trị. Nếu bạn đã ở Iraq, chắc chắn sẽ muốn hạn chế rủi ro khi đầu tư vào một nước nguy hiểm trong khu vực này”, một lãnh đạo trong ngành dầu mỏ có kinh nghiệp lâu năm của phương Tây cho biết. Iran rất có thể sẽ trở thành là nơi của những người thua cuộc trong cuộc đấu giá tài sản.

Nếu các thỏa thuận sản xuất dầu mỏ mà Iraq đã cung cấp được ký kết, như vậy sản lượng dầu mỏ mỗi ngày sẽ tăng tới 10 triệu thùng, vượt xa mức 42 triệu thùng của Iran.

Là bạn hay thù?

Ả rập Saudi sẽ quan tâm một cách  thận trọng tới sự trỗi dậy về thực lực dầu mỏ của Iraq, cũng như chiều hướng mối quan hệ Iran – Iraq. Nền chính trị của Ả rập do chủ nghĩa  Wahhabi lãnh đạo, nhiều người trong số đó đều đi theo phái Shiite, do đó Ả rập sẽ coi Iran là đối thủ.

Theo các nhà phân tích, những ảnh hưởng của việc việc Iraq tăng sản lượng dầu mỏ đối với cục diện chính trị kinh tế Iran cũng vẫn có thể khiến hai nước này xa nhau hơn.

Cuối cùng, một đồng minh trung thành của Mỹ - Ả rập Saudi thà nhìn thấy một Iraq phát triển giàu mạnh, còn hơn nhìn thấy một Iran trở thành một mảnh đất màu mỡ của tổ chức al-Qaeda.

Một quan chức của Ả rập Saudi cho biết: “Ổn dịnh tình hình ở Iraq phù hợp với lợi ích của chúng tôi. Chúng tôi không muốn thấy một Yemen khác. Nếu Iraq trở thành một cường quốc kinh tế trong khu vực, điều đó sẽ hỗ trợ cho nền kinh tế Ả rập Saudi”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật