Tâm tư nhà khoa học 40 năm chưa ăn cơm tối cùng vợ

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Làm khoa học là một chặng đường dài. Tâm sự của họ nhân ngày Chủ tịch nước thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nộ khiến chúng ta suy nghĩ.
Tâm tư nhà khoa học 40 năm chưa ăn cơm tối cùng vợ
GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về công tác thu hút người tài.

Người "đỗ” cũng như người “trượt” thì ai phấn đấu?Học trò hiện nay học thì ít mà quậy phá thì nhiềuMuộn còn hơn không!Chủ tịch nước mong Đại học Quốc gia Hà Nội tiến nhanh hơn nữa

Đãi ngộ trên sản phẩm nhà khoa học có được

GS. Mai Trọng Nhuận, nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (người xây dựng dự án hiền tài của Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, trước hết phải cho rằng Đại học Quốc gia Hà Nội là sản phẩm thành công của quá trình đổi mới giáo dục nước nhà.

Bài học thành công của nhiều quốc gia là để người dân cùng tham gia vào quá trình cống hiến cho sáng tạo. Điều đầu tiên, theo GS. Nhuận, Đảng và Nhà nước phải có thể chế, chính sách, môi trường cộng với vật chất tối thiểu để các nhà khoa học không còn đau đầu chuyện cơm áo gạo tiền. 

Phải coi đội ngũ các nhà khoa học xuất sắc là một tài năng của đất nước, phải được đánh giá đúng, sử dụng đúng, trọng dụng đúng theo sản phẩm nhà khoa học cống hiến được, chứ không quá câu nệ về bằng cấp, về hành vi và lời ăn tiếng nói của họ.

Những nhà khoa học xuất sắc đó phải được ưu tiên, động viên. Đảng và Nhà nước, các bộ ban ngành địa phương giao cho họ, tham vấn cho họ, giải quyết vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương. Theo GS. Nhuận, điều này kiến nghị nhiều lần nhưng trong thực tế chưa diễn ra bao nhiêu.

Cũng theo GS. Mai Trọng  Nhuận, nhà khoa học tài năng cần được tạo điều kiện pháp nhân cần thiết để thực hiện công việc của mình. Như được thành lập phòng thí nghiệm trọng điểm, chương trình khoa học, dự án ngoài những điều kiện bình thường mà tổ chức đang có.

“Thêm nữa, họ cũng phải được tạo mọi điều kiện về vật chất tối thiểu, vật chất này được cung cấp theo nhiệm vụ được giao theo đề xuất sản phẩm mà nhà khoa học giao nộp. Tránh tình trạng ai cứ giáo sư hay tiến sỹ khoa học là được nhận tiền theo bằng cấp” GS. Nhuận đề nghị.

Một kiến nghị của giới làm khoa học đã nhiều lần nhưng chưa đi vào cuộc sống, đó là chế độ đãi ngộ theo sản phẩm nhà khoa học đóng góp cả vật chất và tinh thần.

Chủ tịch nước mong Đại học Quốc gia Hà Nội tiến nhanh hơn nữa

 Ngày 25/2, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội và chia sẻ với những người làm khoa học tại đây.

Không đi vào cuộc sống vì nguồn lực tài chính đưa về đơn vị theo kiểu phân cấp và phân bố đều. Nhưng cần tách riêng phần ngân sách này để đãi ngộ cho nhà khoa học có đóng góp, còn nếu cào bằng sẽ khó đáp ứng được.

“Người có năng lực đôi khi cũng không biết bảo vệmình, công trình của mình, thường có những rủi ro. Nghe có vẻ thừa, nhưng bảo vệ này là bảo vệ uy tín, vì người tài hay bị hiềm khích” GS. Nhuận cho biết.

Những đề nghị với Chủ tịch nước nói trên của GS. Nhuận đã được nhà nước áp dụng, nhưng chưa được triển khai trong thực tế.

Việc áp dụng những chính sách và cơ chế đặc thù này để thí điểm trước khi ban hành nhân rộng. Nếu làm cả nước được là điều tốt, nhưng GS. Nhuận e rằng sẽ khó khăn. Đây là điều kiện để có thể cho nhân tài cống hiến cho đất nước.

Gần 40 năm làm việc, mới đưa vợ được 3 năm lương gần nhất

Câu chuyện của GS. Lưu Văn Bôi (khoa Hóa học) được chia sẻ tại buổi làm việc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 25/2 có thể coi là tâm tư, nguyện vọng của các nhà khoa học cống hiến trọn đời cho sự nghiệp chung.

GS. Bôi công tác tại Đại học Quốc gia Hà Nội tới thời điểm này đã được 41 năm, trong quá trình làm việc, nghiên cứu khoa học, đã từng trải qua công tác quản lí.

GS. Lưu Văn Bội cho biết, chỉ cần Nhà nước tạo điều kiện về môi trường cho tốt hơn, có chế độ như thế nào đó phù hợp để yên tâm làm việc, không phải xoay sở kiếm sống, dần toàn tâm toàn ý cho khoa học, cống hiến nhiều hơn cho dân, cho nước. 

Khoa Hóa học vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng đơn vị Anh hùng năm 2013. Đến thời điểm này khoa đã có khoa và cá nhân GS. Bôi đã có 150 công trình khoa học, trong đó có 50 công trình đăng quốc tế, có 13 bằng sáng chế độc quyền (12 bằng tại nước ngoài và 1 trong nước).

Nghĩ lại chặng đường làm khoa học của mình, GS. Lưu Văn Bội cho biết vì sao mình làm được như thế, đó phải là người có tâm huyết, cố gắng với gì mình yêu thích. 

“Nói với Chủ tịch nước để Chủ tịch hình dung, cho tới bây giờ tôi chưa ăn cơm với vợ buổi tối lần nào, bởi vì 9-10 giờ tối mới về tới nhà. Mỗi lần vợ gọi hay về nhà tra hỏi tôi chỉ nói là do tắc đường. Tôi may mắn có bà vợ tốt, 26/3 tới đây là kỷ niệm 38 năm ngày cưới, nhưng tôi mới đưa lương cho vợ chỉ 3 năm gần đây nhất.

“Hội nhập Quốc tế về giáo dục” sẽ đề cập tới thời đại công nghiệp 4.0

Ngày 4/3 sắp tới, tại Hà Nội, Hiệp hội các trường Đại học và Cao đẳng Việt Nam (AVU&C) sẽ tổ chức diễn đàn “Hội nhập Quốc tế về giáo dục”.

Trước đây tôi cũng có đưa, nhưng thực ra lương thấp, cứ đưa đầu tháng cho vợ rồi sau đó phải xin lại” GS. Bôi chia sẻ. 

Cũng theo chia sẻ của GS. Lưu Văn Bôi, từ khi ông được nhà nước phong hàm giáo sư, cho đến bây giờ chế độ không thay đổi gì.

Nhiều người nghĩ, các giáo sư, chuyên gia cao cấp được nhiều ưu đãi, chế độ. Nhưng thực tế các giáo sư và các nhà khoa học không cần ưu đãi nhiều. 

“Chúng tôi chỉ cần Nhà nước tạo điều kiện về môi trường cho tốt hơn, có chế độ như thế nào đó phù hợp để yên tâm làm việc, không phải xoay sở kiếm sống, dần toàn tâm toàn ý cho khoa học, cống hiến nhiều hơn cho dân, cho nước.

Tôi nghĩ rằng, để cho khoa học công nghệ của Việt Nam phát triển thì phải cân bằng được hai yếu tố chính; bản thân các nhà khoa học và quản lí các nhà khoa học” GS. Bôi đề nghị.

Liên quan tới chủ đề này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho rằng, trong Thông tư 55 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài chính đã nâng định mức dự toán cho các đề tài cao lên nhiều lần so với Thông tư 44 trước đây.

Thay đổi quan trọng từ việc làm nhiều chuyên đề sang đặt công cho nhà khoa học theo sự đóng góp của họ ở đề tài đó.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân báo cáo với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang rằng, các chế độ đãi ngộ nhà khoa học đã được nâng lên nhiều so với trước kia. Ảnh Bùi Tuấn/VNU

Tại Thông tư 27 giữa hai bộ trên được ký ngày 30/12/2015 về Chế độ khoán chi (nhà khoa học không mất  thêm thời gian để quyết toán).

Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước sẽ không quan tâm tới chứng từ, lúc đó các bộ sẽ chỉ quan tâm tới sản phẩm cuối cùng của nhà khoa học (có bàn giao đúng tiến độ, chất lượng và tầm của công trình hay không).

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho rằng, để thúc đẩy khu vực giáo dục và khoa học phát triển thì đã có cơ chế tự chủ tài chính của Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ liên quan đã thúc đẩy việc này.

Tháng 2/2015 Chính phủ ban hành Nghị định 16 thúc đẩy tự chủ tài chính trong khu vực này, đã giao trách nhiệm cho các bộ,ngành tiếp tục ban hành quy chế tự chủ.

“Hiện Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ GD&ĐT để làm tiếp cơ chế tự chủ trong giáo dục đào tạo. Phát huy được cơ chế tự chủ mới nâng cao được chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học” ông Hải cho biết.

Lắng nghe các ý kiến chia sẻ, tâm sự các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các Bộ, ngành tạo điều kiện về cơ chế tài chính và nguồn lực để Đại học Quốc gia Hà Nội ngày càng làm tốt công tác đào tạo, nghiên cứu khẳng định vị thế và uy tín của một trung tâm đại học và nghiên cứu trọng điểm của cả nước, đồng thời có vị trí cao hơn nữa trong top các trường đại học hàng đầu khu vực Châu Á và thế giới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật