‘Việt Nam thực hiện cuộc chơi thăng bằng chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nói về chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, TS Nguyễn Ngọc Trường cho rằng Việt Nam đã thực hiện cuộc chơi thăng bằng chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc.
‘Việt Nam thực hiện cuộc chơi thăng bằng chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc’
Cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Như đã đưa tin, lúc 8 giờ 25 phút (giờ địa phương, tức 19 giờ 25 phút giờ Việt Nam) ngày 6.7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Hoa Kỳ. Chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dư luận đặc biệt quan tâm trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.

Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh TS. Nguyễn Ngọc Trường - Nhà bình luận quốc tế Đài Truyền hình Việt Nam, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico về vấn đề này.

PV: Thưa ông, chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như những diễn biến phức tạp tại Biển Đông và quá trình đàm phán TPP đang đi vào giai đoạn sau có ý nghĩa như thế nào đối với Việt Nam?

Ông Nguyễn Ngọc Trường: Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của người đứng đầu Đảng cộn‌g sả‌n Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có ý nghĩa vượt trội so với các sự kiện liên quan khác.

Đây là một trong những sự kiện quan trọng hàng đầu của 70 năm ngoại giao Việt Nam. Nó góp phần hoàn tất một quá trình quan hệ 20 năm. Giúp kết thúc cơn hội chứng Việt Nam ở Hoa Kỳ và cơn hội chứng Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông và TPP góp phần tạo xung lực cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Nếu thiếu chúng thì mối quan hệ ấy thiếu nội hàm chiến lược.

 

TS. Nguyễn Ngọc Trường (Ảnh do nhân vật cung cấp)

PV: Nhiều ý kiến cho rằng, sau chuyến thăm này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sẽ có tốc độ phát triển gấp nhiều lần so với trước. Ông đánh giá ý kiến này như thế nào và có dự đoán gì về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Ngọc Trường: Nếu đặt tiến trình quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vào khoảng thời gian 40 năm sau chiến tranh, khi thế giới biến động và biến đổi to lớn, có thể thấy sự tiến triển vẫn là chậm. Hoa Kỳ dường như đã đi theo tiến độ của Việt Nam. Cơn hội chứng Hoa Kỳ ở Việt Nam vì nhiều lẽ, cũng nặng nề không kém gì hội chứng Việt Nam ở Hoa Kỳ.

Có nhiều lý do để tin tưởng rằng, chuyến đi tạo ra đột phá về nhận thức từ đó thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiến triển “gấp nhiều lần”.

Ta cần chuyển hóa “hội chứng Hoa Kỳ” ở Việt Nam thành cơ hội Hoa Kỳ ở Việt Nam – để tăng thương mại, đầu tư, đặc biệt chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ hiện đại hóa đất nước.

Với việc TPP hoàn tất đàm phán và sẽ được ký kết, Việt Nam cùng 10 nước thành viên khác sẽ là đồng minh kinh tế thương mại của Hoa Kỳ. Cơ hội rất lớn, nhưng không tự thân mà mang lại kết quả. Ngoài ra cơ hội đi liền với thách thức. Thách thức lớn nhất là ta làm sao chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

PV: Có nhận định cho rằng nếu ví quan hệ Việt Nam - Trung Quốc như một đầu của đòn cân và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là đầu kia của đòn cân, việc cân bằng hai đầu cân sẽ khiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, dễ dàng hơn trong việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, tự chủ phát triển trong quan hệ quốc tế. Ông có nghĩ rằng quan điểm này là đúng đắn?

Ông Nguyễn Ngọc Trường: Bức thông điệp quan trọng nhất từ chuyến thăm này là gì? Đó là Việt Nam thực hiện cuộc chơi thăng bằng chiến lược Hoa Kỳ - Trung Quốc.

Trung Quốc - Hoa Kỳ cạnh tranh chiến lược, tất yếu cạnh tranh ảnh hưởng ở Việt Nam. Nhưng hai cường quốc này lại là đối tác chính trị - kinh tế - an ninh quan trọng hàng đầu của nhau. Việt Nam quan trọng, nhưng mức độ là vừa phải thôi. Không có Hoa Kỳ thì Trung Quốc dễ “xơi tái” Việt Nam hơn. Không có Trung Quốc và vấn đề Biển Đông, thì quan hệ với Hoa Kỳ thiếu nội hàm “chiến lược”.

Vì vậy, đặc điểm cuộc chơi của ta là gì? Đều tay nhưng có thể lệch pha. Ta phải biết nặng nhẹ. Đó là cuộc chơi đòi hỏi trình độ nghệ thuật ở cấp độ cao. Ta là nước nhỏ, phải khéo sử dụng các đòn bẩy chiến lược và chiến thuật thì ta mới tối ưu hóa được lợi ích quốc gia của ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật