Ngoài Kilo, Nga chỉ ra vũ khí chuyển cục diện Biển Đông?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi Việt Nam nhận tàu ngầm Kilo thứ tư, chuyên gia Nga đã bình luận về các loại vũ khí giúp xoay chuyển cán cân quân sự trên Biển Đông.
Ngoài Kilo, Nga chỉ ra vũ khí chuyển cục diện Biển Đông?
Ảnh minh họa

Việt Nam có thể thành lập 2 nhóm tác chiến ngầm

Ngày 30-6, chiếc tàu ngầm Varsavyanka thứ tư mà Việt Nam mua của Nga (NATO phân loại là Kilo) đã được đưa về cảng Cam Ranh. Ba tàu được chuyển giao trước đó, được đặt tên là "Hà Nội", "Tp. Hồ Chí Minh" và "Hải Phòng" đã được trang bị cho Hải quân Việt Nam.

Theo hợp đồng, việc cung cấp toàn bộ sáu chiếc tàu ngầm cho Việt Nam dự kiến ​​sẽ được hoàn tất vào năm 2016. Khi đó, ít nhất Việt Nam cũng đã xây dựng được 2 nhóm tác chiến tàu ngầm, thay nhau đảm nhận nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu trên biển.

Chuyên gia quân sự Nga Viktor Litovkin cho biết: Đối với Việt Nam, việc thành lập hạm đội tàu ngầm là nhiệm vụ rất quan trọng. Không chỉ với Việt Nam mà bất kỳ mọi quốc gia giáp biển nếu không sở hữu hạm đội tàu ngầm đều có nguy cơ đe đối với an ninh.

Tàu ngầm có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ mà hạm đội trên biển không thể giải quyết được. Tàu nổi dễ dàng bị phát hiện từ trên không bởi máy bay, nhưng tàu ngầm chỉ cần hoạt động ở độ sâu 50 mét gần như không thể bị phát hiện bởi phương tiện quan sát quang học.

Tàu Varsavyanka dài 74 mét, rộng 10 mét, thủy thủ đoàn 52 người, có thể lặn tới độ sâu 300 mét và di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tức 37 km/h, với phạm vi hành trình gần 10.000 km và thời gian lặn liên tục 1 tháng rưỡi.

Tàu ngầm Kilo được đánh giá sẽ góp phần đắc lực vào việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tàu ngầm là phương tiện tác chiến quan trọng đối với hải quân các nước, trong đó có Việt Nam

Khác với các tàu tương tự khác trên thế giới, tàu Varsavyanka có độ ồn và độ rung chấn rất nhỏ, khó bị phát hiện bằng các phương tiện dò tìm âm thanh dưới nước. Đó là lý do để các chuyên gia phương Tây gọi tàu Kilo của Nga là "hố đen trong đại dương” (Black Hole).

Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, để phòng thủ, bảo vệ căn cứ hải quân, các cơ sở hạ tầng trên bờ và các cơ sở dưới biển, hoặc tấn công các điểm tập kết binh lực tạm thời, căn cứ quân sự cố định, phá vỡ ý đồ tấn công phủ đầu của đối phương.

Các thủy thủ Việt Nam đã làm quen với tàu ngầm lần đầu tiên tại nhà máy ở St. Petersburg. Nga đã tổ chức cho thủy thủ Việt Nam các buổi thực hành trên bờ và 5 chuyến ra khơi, làm quen với con tàu trên đại dương thực thụ, bởi sau này các chuyến hoạt động như vậy có thể kéo dài rất lâu.

Việc huấn luyện được tiếp tục ở Cam Ranh, nơi các chuyên gia Nga thành lập một trung tâm đào tạo có các giáo cụ trực quan tương ứng, cho phép mô phỏng bất kỳ trường hợp nào khi tàu hoạt động, kể cả trường hợp khẩn cấp mà tàu ngầm có thể gặp trong suốt chuyến hải hành.

Tàu ngầm Kilo giúp Việt Nam tạo ra các “khu vực cấm”

Theo chuyên gia quân sự Nga Victor Litovkin, một hạm đội hải quân được coi là thực sự hùng mạnh chỉ khi sở hữu cả tàu nổi và tầu ngầm. Sự hiện diện của hạm đội tàu ngầm là yếu tố quan trọng, khiến không một nước nào có thể dễ dàng uy hiế‌p đến chủ quyền an ninh biển đảo của Việt Nam.

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất 3M-14E có tầm phóng 280 km

Ông Litovkin khẳng định, Trung Quốc cũng có loại tàu tương tự nhưng tính năng kém hơn tàu ngầm của Việt Nam, cả về độ ồn, độ rung chấn, điều kiện sinh hoạt của thủy thủ.

Một lợi thế lớn của tàu ngầm mà Nga cung cấp cho Việt Nam là tàu còn được trang bị nhiều hệ thống tên lửa “Club” hiện đại nhất.

Tất cả các tàu ngầm Việt Nam đều được trang bị tên lửa hành trình Club-S, phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E có khả năng tấn công xa tới 280 km và phiên bản chống hạm 3M-54E có tầm phóng 220 km, thậm chí là phiên bản 3M-54E1 có tầm phóng 300 km.

Loại tên lửa này bay với tốc độ cận âm ở pha đầu. Đến khi tiếp cận mục tiêu, đầu đạn sẽ tách ra từ động cơ chính và tăng tốc gấp ba lần tốc độ của âm thanh, tức lớn hơn 1 km/s.

Đến gần mục tiêu, tên lửa này bay ở độ cao chỉ 5 - 10 m, khiến cho radar và hầu như các hệ thống chống tên lửa của đối phương không thể phát hiện.

Tên lửa 3M-54E1 có tầm bắn 300 km, ngoài tầm tấn công của các chiến hạm địch, nhưng điểm quan trọng nhất của nó là đầu đạn nặng 400 kg, có khả năng tấn công phá hủy tuần dương hạm hoặc khu trục hạm hàng vạn tấn, thậm chí là đánh chìm hàng không mẫu hạm.

Việc sở hữu tên lửa hành trình đối đất 3M-14E có tầm bắn lên tới 290 km là một bước ngoặt đối với hải quân Việt Nam, bởi đây là vũ khí có khả năng tấn công các căn cứ hải quân, cảng biển, điểm tập kết binh lực của đối phương… phá vỡ sự chuẩn bị tấn công của địch.

Đây là một đòn tiến công phủ đầu trong chiến lược phòng thủ tích cực, là đòn đánh có khả năng “tàng hình” cực kỳ lợi hại từ dưới mặt nước, rất khó bị phát hiện và đánh chặn.

Trong một bản cập nhật dữ liệu mới đây trên website của viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, Nga đã chuyển cho Việt Nam 28 quả tên lửa hành trình Club-S, bao gồm cả biến thể tấn công mặt đất 3M-14E.

Một khi lực lượng tàu ngầm Việt Nam hình thành 2 cụm tác chiến tàu ngầm, với các loại tên lửa chống hạm và tấn công mặt đất rất mạnh, các tàu ngầm này có thể tạo ra một “Khu vực cấm” đối với dải bờ biển rất dài và các căn cứ hải quân trên biển Đông của Việt Nam.

Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E có tầm phóng 220 km

Chuyên gia Nga “gợi mở” hướng đi cho Việt Nam

Một điểm đặc biệt đáng chú ý là ông Viktor Litovkin tuyên bố: “…tên lửa ‘Club’ không chỉ được trang bị cho tàu ngầm, mà cả cho tàu mặt nước mà Nga chuyển giao cho Việt Nam”. Trong khi đó, hiện Việt Nam mới chỉ có chiến hạm Gepard được trang bị tên lửa Kh-35 Uran E.

Với kích thước lớn hơn, các tên lửa Club thường được trang bị trên các chiến hạm hạng nặng với hệ thống phóng thẳng đứng.

Việt Nam hiện không có những chiến hạm mặt nước nào lên tới tầm 3000 tấn. Vì vậy, chúng ta hiểu rằng, đây là tuyên bố “hướng tới tương lai”, Việt Nam sẽ trang bị các chiến hạm lớn hơn.

Vị chuyên gia Nga còn gợi mở: “Các tên lửa dòng Club cũng có thể triển khai trong container trên các tàu vận tải.

Đặc điểm của tổ hợp gồm bốn tên lửa hành trình là bề ngoài chúng giống như một container tiêu chuẩn loại 40 feet (12m) được sử dụng cho vận tải đường biển trên toàn thế giới”.

Theo một số nguồn tin cho biết, Việt Nam được Nga chuyển giao công nghệ chế tạo phiên bản mới Kh-35UE, có tầm phóng lên tới 260 km. Các tên lửa Kh-35UE có thể được sử dụng trong các hệ thống tên lửa Club-K kiểu container.

Các hệ thống tên lửa Club-K kiểu container trên nhiều phương tiện phóng

Theo chuyên gia tư vấn của Lầu Năm Góc Ruben Johnson, các thành phần tổ hợp được bố trí trong các container hàng tiêu chuẩn, đặt trên xe tải, tàu thủy, tàu hỏa hay chỉ đơn giản là “nằm lăn lóc” tại một vị trí và bất ngờ tung ra đòn đánh hủy diệt đối phương.

Trong tác chiến biển hiện đại, các tàu khu trục của đối thủ thường có khả năng tấn công tên lửa hành trình có tầm phóng vài nghìn km, nên nó có thể ung dung neo đậu ngoài biển xa để tấn công vào bờ, ngoài tầm tấn công của các hệ thống tên lửa bờ đối hạm.

Khi được triển khai trên tàu biển, Club-K sẽ trở thành phương tiện tác chiến viễn dương. Đặc biệt, khi trang bị cho các tàu hoạt động gần các quần đảo hay bố trí trên các đảo lớn ở quần đảo Trường Sa, Club-K sẽ trở thành vũ khí chống phong tỏa, chống đổ bộ từ xa cực kỳ lợi hại.

Ở ngoài biển xa, những con tàu biển chở tên lửa giống hệt các tàu hàng khiến không ai xác định được bên trong nó chứa cái gì. Những con tàu chở hàng vô hại này xuất hiện gần bờ hay chiến hạm của đối phương, và chỉ cần vài phút tiếp theo, mục tiêu đã bị tiêu diệt.

Tên lửa Kh-35UE trên container Club-K khai hỏa

Với chiến lược quân sự phòng thiên về phòng thủ, bảo vệ chủ quyền lãnh hải, cùng với khả năng chống hạm của máy bay chiến đấu và tàu ngầm, sự xuất hiện của các hệ thống Club-K trên tàu biển sẽ là đòn đánh bất ngờ diệt đối thủ từ ngoài biển, hình thành lớp phòng thủ tầm xa cho Việt Nam.

Các hệ thống tên lửa bờ đối hạm cùng với các chiến hạm cỡ nhỏ và cỡ vừa sẽ đóng vai trò là lớp phòng thủ tầm trung và tầm gần; hợp thành một “hệ thống tác chiến bờ-không-hải nhất thể” kiểu Việt Nam.

Tổ hợp Club-K container thực sự là là những vũ khí giá rẻ (15 triệu USD/hệ thống) nhưng cực kỳ hiệu quả đối với các nước nhỏ, không có khả năng chế tạo những chiến hạm lớn như Việt Nam, có đủ năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trước các cuộc xâ‌m lượ‌c từ hướng biển

Sự ra đời của Club-K là một sáng tạo hết sức độc đáo của Nga nhưng phù hợp với nghệ thuật chiến tranh phi đối xứng, hay còn gọi là chiến tranh du kích của các nước nhỏ, buộc các nước lớn phải xem xét lại học thuyết quân sự của mình.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật