Báo Mỹ: Phần Lan sợ Nga “cài cắm” điệp viên trong quân đội

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Báo Newsweek đưa tin: Phần Lan sợ Nga “cài cắm“ điệp viên trong quân đội, vì Phần Lan 12 năm trước thông qua luật quốc tịch kép, nên nước này có hơn 24.000 người Nga có thêm quốc tịch Phần Lan...
Báo Mỹ: Phần Lan sợ Nga “cài cắm” điệp viên trong quân đội
Người Nga cũng di lính cho quân đội Phần Lan

Có khoảng vài trăm người được yêu cầu thi hành nghĩa vụ quân sự cho cả Nga và Phần Lan, nên tờ báo Mỹ mới nêu chuyện Phần Lan sợ Nga "cài cắm" điệp viên trong quân đội.

Trong hoàn cảnh bình thường, sự hiện diện của công dân Phần Lan gốc Nga trong quân đội không phải là một nỗi quan ngại an ninh quốc gia.

Nhưng hiện 3 nước vùng biển Baltic đang lo sợ Nga vốn đã tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực này.  Ví dụ trong năm nay, máy bay quân sự Nga bay áp sát không phận Latvia hơn 50 lần.

Đầu năm 2015, cơ quan tình báo Thụy Điển (SAPO) cảnh báo: tình báo quân đội Nga tuyển dụng nhân viên và “quan tâm” người thuộc cảnh sát và quân đội Nga.

Năm 2014, 5 máy bay quân sự Nga bay vào không phận Phần Lan, so với chỉ 1 vụ năm 2004.

Phần Lan từng là lãnh thổ Nga suốt 108 năm, sau khi Nga đánh thắng Thụy Điển năm 1809. Hãng bia Sinebrychoff hàng đầu nước này do hai an hem người Nga lập hồi 300 năm trước.

Cựu tổng thống Phần Lan Carl Gustaf Mannerheim, một người gốc Thụy Điển được nhiều người tôn trọng là anh hùng chiến tranh đệ nhất Phần Lan, cũng từng đi lính Nga.

10 năm qua, dòng dân Nga di trú qua Phần Lan tăng đáng kể, vì họ muốn có cuộc sống tốt hơn.

Mỗi năm có khoảng 2.000 người Nga định cư ở Phần Lan, và cũng chừng ấy người Nga trở thành công dân Phần Lan.

Dòng di cư này khiến người Nga là cộng đồng nhập cư lớn thứ nhì ở Phần Lan, chỉ sau Estonia nhưng trên Thụy Điển.

Cho đến gần đây, đa số người Phần Lan xem việc người Nga nhập cư là điều tốt, nhất là những bác sĩ và người có tay nghề hưởng lương cao.

Nhưng theo Newsweek, khi quân sự Nga tăng cường bay tuần tra, và càng có thêm người Nga có thu nhập thấp đến Phần Lan nhập cư, thì tình hình thay đổi.

Hè năm ngoái, Tổng thống Phần Lan nói tình hình này buộc phải xét luật quốc tịch kép của đất nước. Và cựu Bộ trưởng Nội vụ Paivi Rasanen lên tiếng lo ngại Nga chú ý tới các công dân Nga sống ở nước ngoài.

Trong vài năm gần đây, các nghị sĩ và quan chức quân sự Phần Lan lo ngại người có quốc tịch kép phục vụ quân đội. Và luật quốc tịch kép khi đã phổ biến đang gây tranh luận.

Markku Kivinen, giáo sư xã hội học và chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Nga và Đông Âu thuộc đại học Helsinski (Phần Lan) nói: “Chúng tôi đã ngỡ cấp quốc tịch là một bước dễ dàng. Nhưng không phải thế.

Chúng tôi cũng đối mặt với thế hệ trẻ Nga sinh trưởng ở Phần Lan. Dòng nhập cư Nga đối diện những thử thách trên thị trường lao động và cảm thấy bị làm nhục”.

Một người nhập cư trẻ sẽ chật vật tìm cuộc sống tốt hơn, không hẳn trở thành một công dân bất trung. Julia Tamminen sống tại Phần Lan từ năm 1999,  cho biết cô chưa bao giờ bị kỳ thị vì là công dân Nga.

Một sĩ quan trẻ Phần Lan giấu tên nói: “Người có quốc tịch kép chúng tôi sống ở đây đã lâu. Một số người tôi quen thường về Nga và họ biết sống ở đây tốt hơn, nên tôi đoan chắc họ sẵn sàng bảo vệ Phần Lan”.

Nhưng một số người Phần Lan vẫn sợ: một cộng đồng nhỏ người Nga có thể cố tình hoặc vô ý làm hạm quê hương mới của họ, một khi Nga muốn tuyển điệp viên. Vì thế, một số người Phần Lan lo: cộng đồng Nga có thể không có ý đồ xấu, nhưng Điện Kremlin có thể muốn tranh thủ họ, theo Newsweek.

Một quan chức quốc phòng Phần Lan giấu tên vì vấn đề nhạ‌y cả‌m, nói: “Chúng tôi ý thức các quân nhân chúng tôi cũng đã đi lính Nga, hoặc sẽ làm thế”.

Ông không cho biết chi tiết kế hoạch của quân đội Phần Lan, nhưng ông nói lính nghĩa vụ hiếm khi được tiếp cận thông tin mật.

Tuy nhiên, ông nói thêm: quân đội Phần Lan cũng không hạn chế giao việc cho lính nghĩa vụ Nga, vì họ có quốc tịch kép: “Chúng tôi là quốc gia dân chủ. Mỗi công dân đều bình đẳng và điều này áp dụng với cả quân đội”.

Tùy viên quân sự Nga ở Phần Lan và Hiệp hội người Thụy Điển -Nga ở Phần Lan không trả lời đề nghị bình luận với Newsweek.

Ngày 1.7, Nga phản ứng việc Bộ Ngoại giao Phần Lan không cho 6 quan chức Nga nhập cảnh, gồm  chủ tịch Hạ viện Nga Sergei Naryshkin. Đoàn này đi dự hội nghị của Tổ chức An ninh-hợp tác châu Âu (OSCE) ở  Helsinki từ ngày 5 đến 9.7 tới.

Đây là lần đầu tiên ông Naryshkin bị cấm nhập cảnh vào một nước thành viên EU. Ông thuộc nhóm 150 người Nga và Ukraine bị EU lập danh sách đen với có họ có vai trò trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

EU đã đưa ông Naryshkin vào danh sách đen hồi tháng 3.2014, vì ông “công khai ủng hộ đưa quân Nga vào Ukraine” cũng như sáp nhập Crimea.

Nhưng sau đó, ông có những chuyến thăm Pháp. Ông nói đoàn Nga sẽ không dự hội nghị này, trong khi Bộ Ngoại giao Nga nói chỉ cử nhà ngoại giao cấp thấp tham dự.

Người phát ngôn Dmitry Peskov của Điện Kremlin nói với các hãng tin Nga: ông Naryshkin là trưởng một đoàn dự hội nghị của một tổ chức quốc tế, nên việc không cho ông nhập cảnh khiến Nga phẫn nộ.

Bộ Ngoại giao Nga nói sẽ triệu tập đại sứ Phần Lan ở Moscow để phản đối: “Nga xem quyết định của Phần Lan là không thể chấp nhận được”.

Bộ Ngoại giao Phần Lan nói Phần Lan đã xem xét và nhận định: không thể áp dụng trường hợp ngoại lệ cho người có tên trong danh sách đen của EU.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật