Một số nghi lễ hiến sinh cần được tổ chức tế nhị và có văn hóa

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng 2/7 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị sơ kết công tác quản lý lễ hội 6 tháng đầu năm 2015.
Một số nghi lễ hiến sinh cần được tổ chức tế nhị và có văn hóa
Dân làng Ném Thượng kiên quyết giữ tên lễ hội chém lợn và mong muốn thực hiện nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh ở giữa sân đình. Ảnh: Hoàng Hà.

Tại Hội nghị, các đại biểu khẳng định: 6 tháng đầu năm 2015, các lễ hội được tổ chức phù hợp với truyền thống văn hóa địa phương.  Tình trạng đổi tiền lẻ công khai, tai nạn, cháy nổ, ép giá, nạn cờ bạc, mê tín dị đoan... đã giảm nhiều so với các mùa lễ hội trước. Tuy vậy, tại một vài lễ hội còn hiện tượng tiếp nhận đồ thờ tự không phù hợp với không gian di tích, một số nghi lễ như đập trâu tại lễ hội Cầu trâu, cướp lộc tại đền Sóc Sơn (Hà Nội), "cướp phết" Hiền Quan (Phú Thọ)... gây phả‌ּn cả‌ּm trong xã hội.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, kiến nghị một số giải pháp để quản lý lễ hội như: công bố giá dịch vụ, lập đường dây nóng lắng nghe ý kiến phản hồi của người dân, du khách, không bố trí những hộ kinh doanh đổi tiền lẻ, các dịch vụ đồ chơi điện tử có thưởng trong không gian lễ hội... Đặc biệt là nên hạn chế hoặc xóa bỏ những nghi lễ hiến sinh không phù hợp như: tục chém lợn, đập trâu...

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian cho rằng: Điều quan trọng là không nhân rộng mô hình lễ hội từ địa phương này sang địa phương khác. Đặc biệt, một số nghi lễ hiến sinh cần được tổ chức tế nhị và có văn hóa trong một không gian nhất định: “Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, nhưng bây giờ hàng chục lễ hội chọi trâu ra đời. Vì cơ chế thị trường tác động vào, ai cũng nghĩ đến lợi nhuận. Muốn tổ chức thì phải có giấy phép mới được mở hội, thứ hai là phải quy định chứ không phải cấm tất cả. Chỗ nào được chọi trâu, chỗ nào không thì phải vận động, theo quy định của Nhà nước”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật