Việt Nam sẽ trở thành cường quốc sản xuất vắc xin?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với năng lực về hệ thống quản lý chất lượng vắc xin, đội ngũ nhà khoa học cùng với chiến lược đầu tư trong 20-30 năm nữa, chúng ta sẽ là những quốc gia sản sản xuất vắc xin nhiều nhất thế giới.
Việt Nam sẽ trở thành cường quốc sản xuất vắc xin?
Vắc xin nội có cơ hội xuất khẩu

1 trong 39 quốc gia được công đạt chuẩn của WHO

Ngày 22/6/2015, Bộ Y tế  tổ chức “Lễ công nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới”.

Việc được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá và công nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) đạt tiêu chuẩn quốc tế là thành tựu của Bộ Y tế Việt Nam. Theo đó, các vắc xin sản xuất tại Việt Nam có đủ điều kiện để tiền thẩm định trước khi xuất khẩu.

Hơn 1 năm qua, Bộ Y tế đã mời 30 chuyên gia của WHO và các tổ chức quốc tế đến Việt Nam hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực của cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin để đạt tiêu chuẩn quan trọng này. Để đảm bảo các sản phẩm vắc xin có chất lượng và an toàn, Việt Nam đã triển khai đồng bộ các nội dung theo bộ công cụ tiêu chuẩn đánh giá năng lực của cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin của Tổ chức Y tế thế giới.

WHO công nhận vắc xin Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế
//

Theo đó, các tiêu chí trong bộ công cụ nhằm hướng dẫn các quốc gia tự đánh giá về việc thực hiện các chức năng quản lý để hướng tới mục tiêu cao nhất là vắc xin sản xuất ra đảm bảo an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn thống nhất của quốc tế. Để đạt được NRA vẫn là thách thức của nhiều nước phát triển, do đó, rất tự hào khi NRA của Việt Nam được WHO đánh giá và công nhận.

Ông Lahouari Belgharbi, trưởng đoàn chuyên gia WHO khẳng định: “Đến thời điểm này, Việt Nam là 1 trong 39 quốc gia trên thế giới được công nhận “Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA)” đạt theo tiêu chuẩn của WHO, chuẩn mực quốc tế. Với năng lực của Việt Nam về hệ thống quản lý chất lượng vắc xin, đội ngũ nhà khoa học cùng với chiến lược đầu tư, phát triển phù hợp, trong 20-30 năm nữa, Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia sản xuất vắc xin nhiều nhất trên thế giới”.

Thứ trưởng  Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định, với việc đạt chứng nhận NRA, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn để phát triển ngành công nghiệp vắc xin, thay vì chỉ phục vụ thị trường nội địa mà chủ yếu là khoảng 1,7 triệu trẻ em mới sinh hàng năm, nay các nhà sản xuất vắc xin trong nước có cơ hội nâng cao năng lực, sản xuất vắc xin để xuất khẩu sản phẩm đi khắp thế giới, đặc biệt cho các chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cần nguồn vắc xin giá thành phải chăng và đảm bảo chất lượng, độ an toàn.

Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được 10/12 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, khoảng năm 2017  sẽ sản xuất thêm 1 loại vắc xin nữa. Trong 10 năm nữa Việt Nam sẽ tiến tới sản xuất 100% vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thì điều này, không chỉ giúp Việt Nam tự chủ được nguồn vắc xin mà còn giúp xuất khẩu được vắc xin ra thế giới. Hiện tại, Việt Nam đã xuất khẩu được vắc xin sang Đông-Ti-Mo, Hàn Quốc, Philipine, Mianma”, ông Trương Quốc Cường cho biết.

Theo ông Cường, ngoài những vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng như: sởi, rubella, viêm gan B,C, ho gà, bạch hầu, uốn ván…tới đây Bộ Y tế sẽ nghiên cứu sản xuất những vắc xin phối hợp như: “5 trong 1”, “6 trong 1” để giúp phần nào đáp ứng nhu cầu của người dân.

Vắc xin nội có cơ hội xuất khẩu

“Các nước sẽ quan tâm đầu tư sản xuất vắc xin tại Việt Nam. Việc Hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin (NRA) của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế không chỉ đáp ứng tốt yêu cầu trong nước về chất lượng vắc xin, mà còn mở ra cơ hội xuất khẩu vắc xin ra thế giới. Bởi vì, một trong các điều kiện tiên quyết để xuất khẩu vắc xin là không chỉ nhà máy đạt chuẩn, mà hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin cũng phải đạt theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới” – thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Đây được coi là bước tiến quan trọng của Bộ Y tế Việt Nam, mở ra cánh cửa xuất khẩu vắc xin “Made in Việt Nam” ra thế giới, góp phần cung cấp vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho khu vực và cho toàn cầu.

Tiến sĩ Shin Young- so, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết: Đây là một trong những khoản đầu tư y tế có chi phí hiệu quả nhất. tiêm chủng cứu sống đến ba triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Tuy nhiên, một số bậc phụ huynh vẫn bày tỏ những mối quan ngại về sự an toàn và chất lượng vắc xin. Vắc xin đã bị đổ lỗi một cách sai lầm là nguyên nhân cho một số ca t‌ử von‌g ở Việt Nam trong những năm gần đây khiến cho một số cha mẹ tránh đưa con đi tiêm chủng.

Tổng thế, hàng ngàn trẻ em đã không được tiêm vắc xin khiến trẻ dễ bị nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, sởi và các bệnh chết người khác mà có thể phòng ngừa được.

VN là quốc gia thứ 5 có khả năng sản xuất vắc xin trong khu vực Tây Thái Bình Dương đạt các tiêu chuẩn toàn cầu của WHO về giám sát chất lượng đối với vắc xin sản xuất trong nước. Điều này là quan trọng vì Việt Nam đã sản xuất hàng chục loại vắc xin cho thị trường trong nước. Hiện tại Việt Nam đã được trang bị đầy đủ để thực hiện ủy quyền, tiếp thị, đánh giá sản phẩm, thanh tra sản xuất, kiểm soát chất lượng và giám sát hiệu quả và độ an toàn của các vắc xin có sẵn trong nước.

Hơn nữa, các nhà sản xuất vắc xin trong nước ở Việt Nam bây giờ có cơ hội để cung cấp các sản phẩm của mình trên toàn cầu, với điều kiện là các loại vắc xin này phải trải qua quá trình tiền đánh giá của WHO.

Quá trình tiền đánh giá bao gồm đánh giá của một chuyên gia độc lập về chất lượng, an toàn và hiệu quả của vắc xin mà các cơ quan của Liên Hợp quốc sẽ mua. Quá trình này đảm bảo rằng các vắc xin phù hợp với thị trường mục tiêu và đáp ứng được nhu cầu của các chương trình tiêm chủng quốc gia.

Tiến sĩ Shin Young- so  cũng cho biết thêm, giống như Việt Nam, nhiều  nước đang phát triển có khả năng sản xuất vắc xin có giá cả phải chăng và có chất lượng đảm bảo cho việc sử dụng trên toàn cầu. Tuy nhiên, do năng lực quản lý vắc xin chưa đầy đủ, chỉ một số ít quốc gia khai thác cơ hội này.

Đại diện WHO cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ các nước trong đó có Việt Nam về việc tăng cường hệ thống quản lý vắc xin quốc gia để đảm bảo vắc xin có chất lượng sẽ tiếp cận được tới nhiều người dân.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật