“chu‌yện ấ‌y“ ngày Tết

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đêm giao thừa có nhiều yếu tố cần cho một cuộc á‌ּi â‌ּn mỹ mãn, nhưng những trở ngại có thể biến cuộc “yêu” trở nên một hành trình khó nhọc cũng không ít.
“chu‌yện ấ‌y“ ngày Tết
Ảnh: Corbis.

“Yêu nhau” là chuyện của cả năm, cả đời chứ không theo mùa vụ nào. Nhưng theo Đông y, nếu biết thuận theo tự nhiên, nắm rõ quy luật của mùa, mà ứng xử thì sẽ thăng phát.

Về liều lượng trong chuyện phong the, Đông y khuyên rằng "xuân nhất, hạ nhị, thu nhất, đông vô", tức mùa xuân và mùa thu là thời điểm tốt nhất cho giao hợp, việc ân ái có thể tiến hành thường xuyên nhất, mùa hạ kém hơn và mùa đông thì tốt nhất là nên dừng.

“Yêu” đêm giao thừa

Trong những giờ phút đầu tiên của năm mới, nhiều lứa đôi, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, cũng muốn “xông giường”, “khai tình”. Họ nghĩ rằng “yêu” ở thời khắc chuyển giao thiêng liêng của trời đất không chỉ giúp tăng khoái cảm mà còn thêm sức khỏe, sự hòa hợp về tình cảm trong suốt cả năm.

Theo bác sĩ Đào Xuân Dũng, chuyên gia về tình dục học, đêm giao thừa có nhiều yếu tố cần cho một cuộc ái ân mỹ mãn, nhưng những trở ngại có thể biến cuộc “yêu” trở nên một hành trình khó nhọc cũng không ít. Thuận là có đủ cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa: không khí thiêng liêng khi trời đất sang xuân, từ ngoài phố đến trong nhà đều rộn ràng niềm vui, đôi tình nhân cũng quên hết mọi khúc mắc, hờn giận để yêu nhau thắm thiết. "Nghịch" là sức khỏe của cả hai đã giảm sút sau cả chục ngày dồn sức để hoàn tất việc cơ quan trước khi nghỉ, chạy đôn chạy đáo chuẩn bị Tết cho gia đình. Với nam giới, các bữa tiệc tất niên triền miên suốt từ Tết ông Táo và ngay bữa cơm chiều 30 đã khiến họ la đà bởi men rượu và nặng nề với những thức ăn bổ béo. Vì vậy, họ khó mà hưởng cảm xúc ái ân trọn vẹn, khó đủ sức để “trèo lên đỉnh Olympia”.

Ngoài ra, theo Tố Nữ kinh, cuốn sách cổ của Trung Quốc về đời sống chăn gối, ngày đầu tháng (âm lịch) là một trong những thời điểm nên tránh quan hệ tình dục, nếu không sẽ có hại cho sức khỏe, nhất là với người đàn ông.

Liều lượng và kiêng kỵ

Sách Dưỡng sinh tập yếu khuyên: Mùa xuân ba ngày giao hợp một lần, mùa hạ và mùa thu một tháng hai lần và mùa đông không nên xuấ‌ּt tin‌ּh. Mùa đông xuấ‌ּt tin‌ּh một lần bằng mùa xuân xuấ‌ּt tin‌ּh một trăm lần – “Đông nhất thi đương xuân bách”. Các nhà y học Trung Quốc đã phát hiện thấy, mùa xuân và mùa hạ tần số hành phòng là tương đối cao, nhưng tỷ lệ bị liệt dương lại thấp, trong khi đó vào mùa thu và mùa đông số lần sinh hoạt tình dục giảm thấp, nhưng tỷ lệ liệt dương lại tăng cao.

Không ít chuyên gia cho rằng tháng tư hàng năm là thời gian thụ thai tốt nhất, bởi lẽ trong tháng đó, tiết trời giữa xuân tràn đầy sức sống, hoạt lực của tinh trùng và trứng cũng sung mãn. Thụ thai vào mùa lạnh thì khả năng sinh hạ nam tử nhiều hơn nữ tử và ngược lại thụ thai vào mùa nóng thì sinh hạ con gái nhiều hơn.

Theo tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương ứng”, các sách cổ đều cho rằng, mùa xuân quay về hướng Đông, xuân thuộc mộc và đông cũng thuộc mộc nên việc “sinh hoạt” rất có ích. Tuy nhiên, sinh hoạt mùa xuân cũng phải chú ý một số vấn đề như:

- Nên khoan dung, khoáng đạt, lạc quan vui vẻ, khiến cho tình ý được cởi mở. Không để tâm trạng bị uất ức, biết kiềm chế, chớ nổi giận để tránh làm thương tổn tạng can, gây phát sinh nhiều bệnh như di tinh, huyết tinh, xuấ‌ּt tin‌ּh sớm…

- Không nên “quan hệ” trong những ngày lạnh lẽo hoặc trong điều kiện quá lạnh vì có thể mắc chứng liệt dương ở nam và lãnh cảm ở nữ.

- Không nên “động phòng” khi đã uống quá nhiều rượu và ăn quá nhiều đồ ăn ngọt béo vì rượu là thứ đại nhiệt có thể gây rối loạn và giảm chất lượng tinh binh; thức ăn ngọt béo dễ sinh nhiệt, sinh đàm, “đàm có thể sinh ra trăm bệnh trên đời”.

- Giai đoạn cuối xuân đầu hạ, vào những ngày đầu có mưa rào sấm chớp, không nên sinh hoạt và thụ thai. Động phòng lúc này dễ làm cho huyết mạch bị rối loạn và nếu thụ thai thì đứa trẻ sinh ra thường ốm yếu, dễ mắc các chứng điên cuồng, thủy thũng…

- Mặc dù mùa xuân là mùa “liều lượng” phòng trung có thể tăng lên, nhưng cũng không vì thế mà lạ‌m dụn‌g, phóng túng vô độ, bởi lẽ mọi sự “thái quá” đều có thể phát sinh ‘bất cập”.
ĐV
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật